Bạn là người mới bắt đầu học tiếng Hàn? Bạn đang chuẩn bị hành trang đầu tiên cho con đường du học? Vậy thì việc học thật tốt từ vựng cũng như ngữ pháp là điều vô cùng quan trọng phải không nào? Hãy cùng Sunny ôn lại ngữ pháp tiếng Hàn cơ bản trong bài viết dưới đây nhé!

Một số định nghĩa khi học ngữ pháp tiếng Hàn
Ngữ pháp tiếng Hàn cơ bản cho người mới bắt đầu
Cách chia động từ trong tiếng Hàn
Ngữ pháp là gì?
Ngữ pháp là sự đặt câu đúng trật tự, đúng quan hệ và hài hòa giữa các từ, yếu tố để tạo nên một câu văn hoàn chỉnh nhằm truyền đạt thông tin một cách chính xác và khoa học nhất. Nói một cách dễ hiểu thì ngữ pháp là việc tạo ra quy tắc chính cho một ngôn ngữ riêng biệt
Định ngữ là gì?
Định ngữ trong tiếng Hàn Quốc là những động từ, tính từ đứng trước danh từ nhằm làm nổi bật hoặc nêu rõ đặc điểm, tính chất, đặt tính…cho danh từ được bổ nghĩa.
Bạn đang xem: Cấu trúc câu trong tiếng hàn
Động từ tiếng Hàn là gì?
Động từ trong tiếng Hàn là 동사 là một thành phần hết sức quan trọng để cấu tạo nên một câu hoàn chỉnh. Tuy nhiên trong tiếng Việt có một từ được coi là tính từ những trong tiếng Hàn lại được coi là động từ như 신나다 (vui vẻ, hân hoan), 마음에 들다 (vừa ý), 맞다 (đúng, phù hợp), 어울리다 (phù hợp, hòa hợp), 유행하다 (thịnh hành, phổ biến)…
Tính từ trong tiếng Hàn là gì?
Tính từ là từ dùng để chỉ tính chất, tính cách, màu sắc, trạng thái, mức độ, phạm vi… của người hoặc vật. Tính từ có vai trò bổ nghĩa cho danh từ, đại từ và liên động từ.
Trợ từ trong tiếng Hàn là gì?
Trong tiếng Hàn trợ từ là những từ chủ yếu được gắn vào chủ từ, nó sẽ quyết định cách thức ngữ pháp của từ. Ngoài chủ từ ra trợ từ còn có thể kết hợp với phó từ, đuôi câu liên kết hay thậm chí là một trợ từ khác. Vai trò của trợ từ trong cấu trúc câu tiếng Hàn rất quan trọng, chúng giúp người Hàn phân biệt được các thành phần trong câu.
Trợ từ được chia hành ba loại: 격조사 (có thể gọi là trợ từ cách), 보조사 (có thể gọi là trợ từ đặc biệt), 접속조사 (có thể gọi là trợ từ liên kết).
격조사 (trợ từ cách) là những trợ từ có quan hệ với chủ ngữ, nghĩa là nó thể hiện cách ngữ pháp của chủ thể nó gắn vào.
보조사 (trợ từ đặc biệt) là những trợ từ này được gắn vào phía sau danh từ với mục đích nhấn mạnh cho danh từ đó, và giúp cho cách diễn đạt thêm tinh tế hơn.
접속조사 (trợ từ liên kết): 와/과, 하고, (이)랑 là ùng để nối hai danh từ trong câu lại với nhau, có ý nghĩa là : với, và, cùng. Danh từ có patchim dùng 과 và (이)랑, danh từ không có patchim dùng 와 và 랑, 하고 dùng được cho mọi trường hợp.
Các từ để hỏi trong tiếng Hàn
Trong bài ngữ pháp tiếng Hàn nhập môn, chắc hẳn chúng ta đã được làm quen tất cả các từ để hỏi rồi đúng không nào? Cùng điểm lại để xem bạn có quên từ nào không nhé!
무엇: Cái gìVí dụ:
이것은 무엇입니까?: Cái này là cái gì?
어디: Ở đâuVí dụ:
여기가 어디입니까?: Đây là ở đâu?
누구: AiVí dụ:
누가 당신이 슬프게 만들었어요?: Ai đã làm bạn buồn?
언제: Khi nàoVí dụ:
생일이 언제입니까?: Khi nào là sinh nhật bạn?
왜: Tại saoVí dụ:
왜 한국어를 공부해요?: Tại sao bạn học tiếng Hàn?
어떻게: Như thế nàoVí dụ:
한국 사람은 어떻게 인사할까요?: Người Hàn Quốc chào nhau như thế nào nhỉ?
어느: NàoVí dụ:
어느 나라 사람이에요?: Bạn là người nước nào?
얼마/ 얼마나: Bao nhiêu얼마 dùng khi hỏi về giá cả.
얼마나 dùng khi hỏi về số lượng, trọng lượng, thời gian, khoảng cách…
Ví dụ:
집에서 학교까지 시간이 얼마나 걸려요?
Từ nhà đến trường hết bao nhiêu thời gian?
이것은 얼마예요?
Cái này bao nhiêu tiền?
어떤/ 무슨 + danh từ: Nào/ gì어떤 dùng cho cả người và vật.
무슨 dùng cho vật, sự việc.
Ví dụ:
무슨 일이 있어요?: Có việc gì thế?
최 직원 어떤 분이에요?: Nhân viên Choi là vị nào?
몇 + Danh từ: Mấy/ bao nhiêu몇 dùng để hỏi về số lượng.
Ví dụ:
몇 분이 가요?: Có mấy người đi?
몇시예요?: Mất giờ rồi?
Trong quá trình học, có rất nhiều bạn đã hỏi Sunny rằng “Tại sao trong tiếng Hàn ngữ pháp lại khó nhớ như thế?” hay “Tại sao tiếng Hàn có nhiều động từ bất quy tắc như vậy?”. Đây chắc hẳn cũng là những thắc mắc chung của các bạn học sinh khi mới làm quen với ngôn ngữ này. Để ghi nhớ ngữ pháp tiếng Hàn, bạn cần lập cho mình một kế hoạch học tập kết hợp giữa cả lý thuyết và thực tiễn.

Ngữ pháp tiếng Hàn sơ cấp 1 luôn là những kiến thức cơ bản cần nhớ cho người mới bắt đầu. Để học ngữ pháp tiếng Hàn tốt, bạn có thể làm thêm bài tập ngữ pháp tiếng Hàn cơ bản, đọc thêm sách ngữ pháp tiếng Hàn, nâng cao bằng cấu trúc tiếng Hàn trung cấp hoặc tìm hiểu thêm ngữ pháp tiếng hàn thông dụng sơ cấp pdf tại đây nhé!
Ngoài ra để học ngữ pháp tiếng Hàn cơ bản hiệu quả, bạn cũng có thể tham gia các lớp học giao tiếp với người bản xứ. Đây cũng là cách ghi nhớ ngữ pháp tiếng Hàn nhanh hơn đấy.
Trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng du học Sunny tổng hợp ngữ pháp tiếng Hàn sơ cấp nhé!
Cách ghép câu trong tiếng Hàn
Ngữ pháp Hàn Quốc với Việt Nam có sự khác nhau rõ rệt khi cấu trúc câu trong tiếng Hàn có đặc điểm là động từ đứng cuối. Vị trí của chủ ngữ, tân ngữ và bổ ngữ có thể hoán đổi cho nhau.
Bổ ngữ + chủ ngữ + tân ngữ + động từ.
Trợ từ chủ ngữ 은/는
Đây là trợ từ của chủ ngữ đứng sau danh từ, đại từ để biểu thị rõ chủ ngữ hay dùng nhấn mạnh, so sánh với chủ thể khác.
Nếu có phụ âm ở gốc danh từ, đại từ thì dùng với 은.
Nếu không có phụ âm ở gốc danh từ, đại từ thì dùng với 는.
Ví dụ:
저는 한국 사람입니다: Tôi là người Hàn Quốc.
저는 회사원이에요: Tôi là nhân viên công ty.
저는 한국어를 공부해요: Tôi học tiếng Hàn Quốc.
Tiểu từ chủ ngữ 이/가
Được gắn sau danh từ, đại từ để chỉ danh từ, đại từ đó là chủ ngữ trong câu. Trong một số mẫu câu tiếng Hàn, chúng ta có thể thấy 이/가 được lược bỏ nhưng đối với những ai mới bắt đầu học tiếng Hàn bạn nên viết đầy đủ để quen với cách sử dụng tiểu tử trong câu nhé!
Nếu có phụ âm ở gốc danh từ, đại từ thì dùng với 이.
Nếu không có phụ âm ở gốc danh từ, đại từ thì dùng với 가.
Ví dụ:
가방이 있어요: Có túi xách.
모자가 있어요: Có mũ.
책상위에 바나나가 있어요: Trên bàn có quả chuối.
Trợ từ tân ngữ 을/를
Là trợ từ tân ngữ đứng sau danh từ, cụm danh từ hoặc đứng trước động từ chỉ tân ngữ và ngoại động từ.
Nếu có phụ âm ở gốc danh từ, đại từ thì dùng với을.
Nếu không có phụ âm ở gốc danh từ, đại từ thì dùng với를.
Ví dụ:
저는 한국어를 공부해요: Tôi học tiếng Hàn.
시장에서 과일를 샀어요: Tôi mua hoa quả ở chợ.
저녁을 먹었어요: Tôi đã ăn tối.
Các đuôi câu trong tiếng Hàn
Danh từ + 입니다이다 gắn vào danh từ có nghĩa tiếng Việt là “là”. Hình thức kính ngữ của이다 là 입니다, thường dùng trong câu trần thuật.
Ví dụ:
회사원입니다: Tôi là nhân viên công ty.
베트남 사람입니다: Tôi là người Việt Nam.
민수입니다: Tôi là Minsu.
Danh từ + 입니까입니까 là hình thức nghi vấn (hỏi) của입니다, có nghĩa trong tiếng Việt là “là… phải không”.
Ví dụ:
베트남 사람입니까?: Bạn là người Việt nam phải không?
토끼입니까?: Có phải là con thỏ không?
회사원입니까?: Bạn là nhân viên văn phòng đúng không?
Tính từ, động từ + ㅂ/습니까Là đuôi từ chia trong câu hỏi của động từ và tính từ, là hình thức chia câu ở nghi thức trang trọng, lịch sự. Dịch nghĩa tiếng Việt là “Không, có… không?”
Động từ/ tính từ (có patchim) + 습니까?
Động từ/ tính từ (không có patchim) +ㅂ니까?
Ví dụ:
지금 무엇을 합니까?: Bây giờ bạn làm gì?
어디에 갑니까?: Bạn đi đâu thế?
무엇을 읽습니까?: Bạn đọc gì thế?
Danh từ + 예요/이에요Đứng sau các danh từ, là đuôi từ kết thúc câu trần thuật, có vai trò giống “입니다” và thay thế cho “입니다” dùng trong câu chia ở trường hợp không mang tính trang trọng, lịch sự.
Danh từ (có patchim) + 이에요
Danh từ (không có patchim) + 예요
Ví dụ:
학생이예요: Đây là học sinh.
우산이에요: Đây là cái ô.
우유예요: Đây là sữa.
Danh từ 이/가 아니에요/아닙니다Đuôi câu phủ định, đứng sau danh từ nhằm phủ định chủ ngữ. Đuôi câu này có nghĩa là “Không phải là”. Là dạng phủ định của 예요/이에요
Danh từ (có patchim) + 이 + 아니에요/ 아닙니다.
Danh từ (không có patchim) + 가 아니에요/ 아닙니다.
Ví dụ:
이것은 책이 아니에요: Cái này không phải quyển sách
저 사람은 우리 친구가 아니에요: Người đó không phải bạn của chúng tôi.
Động từ + (으)ㅂ시다Là kết câu trong câu cầu khiến, đi cùng với các động từ chỉ sự yêu cầu, cầu khiến, rủ rê, cùng làm một việc gì đó. Có nghĩa: hãy cùng, cùng.
Động từ (có patchim) + 읍시다.
Động từ (không có patchim) + ㅂ시다.
Ví dụ:
커피를 마십시다: Hãy cùng uống cà phê.
다 같이 합시다: Cùng làm nào!
같이 영화를 봅시다: Nào cùng xem phim.
Tính từ, động từ + 잖아(요)Là đuôi câu kết thúc câu mang ý nghĩa xác nhận một vấn đề mà người nghe và người nói đều biết.
Dịch sang tiếng Việt có nghĩa là: Không phải là, sự thật là, như bạn thấy đấy, rõ ràng là, hiển nhiên là.
Cấu trúc:
Động từ/ tính từ + 잖어요
Danh từ + 이 + 잖어요
Động từ/ tính từ + 잖습니까/ 잖습니다
Động từ/ tính từ + 았/었/였 +잖어요
Ví dụ:
말했잖어요: Không phải là đã nói rồi sao.
예쁘잖어요: Đẹp mà.
벚꽃이잖어요: Rõ ràng là hoa anh đào mà.
Tính từ, động từ + 네(요)Là đuôi kết thúc câu cảm thán diễn tả sự ngạc nhiên, bất ngờ.
Cấu trúc:
Động từ/ tính từ + 네(요)
Động từ/ tính từ + 았/었/였 + 네(요)
Ví dụ:
사람들이 많았네요: Ôi đông người quá.
이 음식이 맛있네요: Ôi món này ngon quá.
그 여자가 예쁘네요: Cô gái kia đẹp quá.
Tính từ, động từ, danh từ + 군(요)/ 군나Là đuôi kết thúc câu thường được dùng khi bạn nhận ra một điều gì đó
Cấu trúc:
Động từ + 는 + 군(요)/ 군나
Tính từ + 군(요)/ 군나
Danh từ + 이 + 군(요)/ 군나
Ví dụ:
예쁘군요: Thì ra là đẹp thế.
그렇게 하는 군요: Thì ra là phải làm thế.
철수이 군나: Thì ra cậu là Chulsu.
Động từ, danh từ + 지(요)Là đuôi câu dùng để xác nhận một sự thật mà cả người nghe và người nói đều biết. Người nói dùng đuôi câu này để xác nhận lại sự thật hoặc dành sự đồng ý của người nghe.
Động từ, tính từ + 지(요)
Danh từ + 이 +지(요)
Ví dụ:
날씨가 춥지요?: Trời lạnh đúng không?
학생이지요?: Bạn là học sinh đúng không?
요즘은 바쁘지요?: Dạo này bạn bận đúng không?
Tính từ, động từ, danh từ + 거든(요)Là đuôi câu dùng để đưa ra lí do nhấn mạnh một ý, một nguyên do nào đó.
Động từ/ tính từ +거든(요).
Động từ/ tính từ + 았/었/였 +거든(요).
Danh từ + 이 + 거든(요).
Ví dụ:
내가 지금 아프거든요: Vì bây giờ tôi đang bị bận
저는 한국어를 열심히 공부했거든요: Vì tôi đã học tiếng Hàn rất chăm chỉ
오늘 바빠거든요: Vì hôm nay tôi bận.
Cách chia động từ trong tiếng Hàn

Giống với nhiều ngôn ngữ khác, các thì trong tiếng Hàn Quốc đều có cách chia động từ khác nhau. Ví dụ như trong thì quá khứ tiếng Hàn, động từ sẽ chia dưới 3 dạng 었/았/였다 chỉ hành động đã diễn ra và kết thức trong quá khứ. Cùng Sunny ôn tập lại bằng các bảng tổng hợp dưới đây nhé!
Động từ chia theo các thì trong tiếng HànThì hiện tại trong tiếng HànĐuôi câu trang trọng
Động từ/ tính từ (có patchim) + ㅂ니다.
Động từ/ tính từ (không có patchim) + 습니다.
Ví dụ:
가다 -> 갑니다 : đi
먹다 -> 먹습니다 : ăn
Đuôi câu thân mật
Khi gốc động từ có nguyên âm là ㅏ,ㅗ thì + 아요.
Khi gốc động từ có nguyên âm là các âm còn lại thì + 어요.
Khi gốc từ dạng 하다 thì => 해요.
Ví dụ:
가다 -> 가요: đi
오다 -> 와요: đến
만나다 -> 만나요: gặp gỡ
사랑하다 -> 사랑해요: yêu
먹다 -> 먹어요: ăn
Thì quá khứ trong tiếng HànKhi gốc động từ có nguyên âm là ㅏ,ㅗ thì + 았다.
Khi gốc động từ có nguyên âm là các âm còn lại thì + 었다.
Khi gốc động từ ở dạng 하다 thì => 했다.
Ví dụ:
가다 + 았어요 -> 갔어요 hoặc 갔습니다 : đã đi
오다 + 았어요 -> 왔어요 hoặc 왔습니다 : đã đến
먹다 + 었어요 -> 먹었어요 hoặc 먹었습니다 : đã ăn
읽다 + 었어요 -> 읽었어요 hoặc 읽었습니다 : đã đọc
공부하다 -> 공부했어요 hoặc 공부했습니다 : đã học
Thì tương lai trong tiếng HànThì tương lai tiếng Hàn có nội dung rất rộng nhưng trong bài viết này Sunny sẽ nêu lên 3 cách chia động từ thì tương lai thường gặp khi học ngữ pháp tiếng hàn sơ cấp.
Động từ + 겠다
Động từ + (으)ㄹ 거다
Động từ + (으)ㄹ + 게요
Ví dụ:
가다 -> 가겠어요: Sẽ đi
오다 -> 올 거예요: Sẽ đến
공부하다 -> 공부해요: Sẽ học
Cách chia động từ bất quy tắc trong tiếng HànĐộng từ bất quy tắc “ㄹ”Khi âm kết thúc của gốc động từ có patchim “ㄹ’ thì ‘-ㄹ” sẽ được lược bỏ nếu kết hợp với các đuôi từ có “ㄴ, ㅂ, ㅅ” tiếp giáp với nó.
Ví dụ:
살다 (sống) -> 어디에서 사세요?: Bạn sống ở đâu vậy?
알다 (biết) -> 한국 아이돌을 잘 압니다: Tôi biết rõ về idol Hàn Quốc
말다 (đừng) -> 들어오지 마세요. Đừng vào.
Động từ bất quy tắc “르”Nếu nguyên âm ở liền trước “르” là “아” hoặc “오”, thì chữ “르” sẽ biến thành “라” đồng thời thêm phụ âm “ㄹ” vào làm pachim của chữ liền trước.
Ví dụ:
모르다 (không biết) -> 몰라요
빠르다 (nhanh) -> 빨라요
다르다 (khác) -> 달라요
Nếu nguyên âm ở liền trước “르” là những nguyên âm khác ngoài “아” hoặc “오”, thì chữ “르” sẽ biến thành “러” đồng thời thêm phụ âm “ㄹ” vào làm pachim của chữ liền trước.
Ví dụ:
부르다 (hát) -> 불러요
기르다 (nuôi) -> 길러요
누르다 (nhấn, ấn) -> 눌러요
Động từ bất quy tắc “으”Bất quy tắc 으 + 아요 khi:
바쁘다 -> 바빠요: bận rộn
배가 고프다 -> 배가 고파요: đói bụng
나쁘다 -> 나빠요: xấu (về tính chất)
Bất quy tắc 으 + 어요 khi:
예쁘다 -> 예뻐요: đẹp
슬프다 -> 슬어요: buồn
기쁘다 -> 기뻐요: vui
Động từ bất quy tắc “ㅂ”Khi gốc động từ, tính từ kết thúc bằng “ㅂ” và theo sau nó là một nguyên âm thì ta lược bỏ “ㅂ” đi, thêm “우” vào gốc động từ đó.
Khi kết hợp gốc động từ đã được biến đổi như trên với đuôi “아/어/여”, “아/어/여서” hoặc “아/어/여요” ta luôn kết hợp theo trường hợp “어”, “어서”, “어요” ngoại trừ một số động từ như ‘돕다’ và ‘곱다’. Khi gốc động từ có “ㅂ” mà theo sau nó là một phụ âm thì giữ nguyên không biến đổi.
Ví dụ:
즐겁다 (vui) -> 즐거워요
어렵다 (khó) -> 어려워요
덥다 (nóng) -> 더워요
Động từ bất quy tắc “ㄷ”Patchim 드 ở âm kết thúc của một gốc động từ sẽ bị đổi thành ㄹ khi âm tiếp theo nó (tức âm đầu tiên của một đuôi từ) là một nguyên âm, nhưng nó sẽ không đổi nếu tiếp theo nó là một phụ âm.
Ví dụ:
듣다 (nghe) -> 들어요
묻다 (hỏi) -> 물어요
걷다 (đi bộ ) -> 걸었어요
“Tham khảo chi tiết về7 bất quy tắc trong tiếng Hàn Quốc đầy đủ nhất”
Định ngữ trong tiếng Hàn
Rất nhiều bạn khi mới học ngữ pháp cơ bản tiếng Hàn đều thắc mắc “Định ngữ hóa trong tiếng hàn là gì?”, “Bài tập định ngữ trong tiếng Hàn có khó không?” hay “Cách chia định ngữ tiếng Hàn?”. Sunny hy vọng sự tổng hợp ngữ pháp tiếng Hàn dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn phần định ngữ nhé!
Thì hiện tại: Động từ + 는 + Danh từ
Thì quá khứ: Động từ + ㄴ/은 + Danh từ
Thì tương lai: Động từ + ㄹ/을 + Danh từ
Tính từ +ㄴ/은 + Danh từ
Ví dụ:
비빔밥을 좋아하는 음식이에요: Cơm trộn là món ăn mà tôi thích.
어제 저는 읽은 책이 많아요: Hôm qua tôi đã đọc rất nhiều sách.
내일 할 일을 많아요: Ngày mai tôi có nhiều việc phải làm.
저는 슬픈 영화를 싫어해요: Tôi không thích những bộ phim buồn.
Định ngữ là một trong phần khó nhớ vì vậy chăm chỉ làm bài tập định ngữ tiếng Hàn chính là cách hiệu quả để luyện tập cấu trúc này.
Cấu trúc N에서 ~ N 까지, N 부터 ~ N 까지
Khi muốn diễn tả phạm vi nơi chốn ta sử dụng cấu trúc N (nơi chốn) 에서 ~ N (địa điểm) 까지 với nghĩa “từ đâu…đến đâu”.
Ví dụ:
다낭에서 하노이까지 비행기 타요.
Tôi đi máy bay từ Đà Nẵng đến Hà Nội.
회사에서 집까지 걸어서 20분쯤 걸려요.
Tôi mất khoảng 20 phút đi bộ từ nhà đến trường
Khi muốn diễn tả phạm vi thời gian ta sử dụng cấu trúc N (thời gian) 부터 ~ N (thời gian) 까지 với nghĩa “từ lúc nào…đến lúc nào”.
Cấu trúc N1 + 이/가 + N2 + 에 있다/ 없다
Dịch sang tiếng Việt là “Có/ Không N1 ở N2). Trong đó N1 là danh từ chỉ người hoặc vật, N2 là danh từ chỉ nơi chốn.
Ví dụ:
책이 도서관에 있어요.
Ở thư viện thì có sách.
학교에 민우 씨가 없어요.
Minwoo không có ở trường học.
가방이 의자옆에 있어요.
Cái cặp ở bên cạnh cái ghế.
Cấu trúc 면서 (Trong lúc)
Gắn vào sau động từ, tính từ, danh từ để nối liền hai mệnh đề. Chủ ngữ của mệnh đề trước và mệnh đề sau phải giống nhau. Dịch sang tiếng Việt có nghĩa là “Trong khi”, “Vừa làm cái này vừa làm cái kia”.
Xem thêm: Top 7 App Học Tiếng Pháp Tốt Nhất Năm 2022, Mondly: Học Tiếng Pháp
Động từ/ tính từ (có patchim) + 으면서
Động từ/ tính từ (không có patchim) + 면서
Ví dụ:
우리는 커피를 마시면서 이야기를 해요.
Chúng tôi vừa uống cà phê vừa nói chuyện với nhau.
밥을 먹으면서 영화를 봤어요.
Trong khi ăn cơm tôi xem phim.
Cấu trúc 으면/면 (Nếu…thì)
Là vĩ tố liên kết 2 câu. Câu trước là điều kiện, câu sau là kết quả. Có ý nghĩa là nếu…thì…
Động từ/ tính từ (có patchim) + 으면
Động từ/ tính từ (không có patchim) + 면
Danh từ + (이)라면
Ví dụ:
비가 오면 가 지마세요.
Vì trời mưa nên đừng đi nữa.
저는 떡볶이 많이 먹으면 배가 아파요.
Tôi ăn quá nhiều bánh gạo cay nên đau bụng.
내가 너라면 친구한테 사과 할 거예요.
Nếu tôi là bạn thì tôi sẽ xin lỗi bạn của bạn đấy.
Cấu trúc trợ từ so sánh 보다
보다 được gắn sau danh từ thứ hai sau chủ ngữ để so sánh danh từ đó với chủ ngữ. Trợ từ này thường đi kèm với 더 (hơn), có thể dùng hoặc không.
Ví dụ:
한국말이 베트남어보다 더 어려워요: Tiếng Hàn khó hơn tiếng Việt.
딸은 엄마보다 키가 커요: Con gái cao hơn mẹ rồi.
Cấu trúc 지 않다 (Không…)
Đứng sau động từ, tính từ mang nghĩa phủ định, dịch là “Không”. Tuy nhiên ngữ pháp này thường được sử dụng đa số trong văn viết.
Ví dụ:
이걸 사지 않아요: Tôi không mua cái này.
이 음식이 맵지 않아요: Món ăn này không cay.
Cấu trúc 고 (Và)
Ngữ pháp nối giữa 2 động từ hoặc tính từ với nhau diễn tả vế sau bổ sung cho vế trước. Được dịch là “Và”
Ví dụ:
책을 읽고 자요: Tôi đọc sách và ngủ.
음식이 맛있고 조금 매워요: Món ăn ngày ngon và hơi cay.
Cấu trúc 으세요/세요 (Hãy làm gì)
Đuôi câu cầu khiến, yêu cầu người nghe làm việc gì một cách lịch sự. Được dịch là “Hãy”
Động từ (có patchim) + 으세요
Động từ (không có patchim) + 세요
Ví dụ:
열심히 공부하세요: Hãy học hành chăm chỉ.
책을 많이 읽으세요: Hãy đọc nhiều sách vào.
Cấu trúc 지만 (Nhưng mà)
지만 đứng sau động từ/ tính từ diễn tả sự đối lập giữa 2 vế. Dịch sang tiếng Việt sẽ là “nhưng mà”
Ví dụ:
한국어가 어렵지만 재미있어요: Tiếng Hàn khó nhưng thú vị.
떡볶이가 맵지만 맛있어요: Bánh gạo cay nhưng ngon.
Cấu trúc 지 말다 (Đừng)
Đứng sau động từ thể hiện sự ngăn cản của người nói với người đối diện. Được dịch là “Đừng”
Ví dụ:
사진을 찍지마세요: Đừng có chụp ảnh.
여기서 음식을 먹지 말아요: Đừng có ăn ở đây.
Cấu trúc 고 있다/는 중이다 (Đang làm gì)

Đứng sau động từ mang nghĩa là “Đang làm gì…”
Động từ +고 있다
Động từ +는 중이다
Ví dụ:
편지를 쓰는 중이에요: Tôi đang viết thư.
지금 한국어를 공부하고 있어요: Bây giờ tôi đang học tiếng Hàn.
Cấu trúc (으)러 + 가다/오다/다니다 (Đi đến đâu để làm gì)
Mẫu câu này đứng sau động từ có nghĩa là “Đi đến đâu…để làm gì”.
Động từ (có patchim) + 으러 + 가다/오다/다니다
Động từ (không có patchim) + 러 + 가다/오다/다니다
Động từ (có patchim là ㄹ) + 러 + 가다/오다/다니다
Ví dụ:
시장에 사과를 사러 가요: Tôi đến chợ để mua táo.
식당에 저녁을 먹으러 가요: Tôi đến nhà hàng để ăn tối.
집빵에 게이크를 만들러 가요: Tôi đến tiệm bánh để làm bánh.
Cấu trúc 을/를 타다 (Đi bằng phương tiện gì)
Đứng sau danh từ (chỉ phương tiện) có nghĩa là đi đến đâu bằng phương tiện gì.
Danh từ (có patchim) + 을 타다
Danh từ (không có patchim) + 를 타다
Ví dụ:
우리는 호텔에서 명동까지 택시를 타요: Chúng tôi đi từ khách sạn đến Myeongdong bằng taxi.
저는 청담역에서 사당역까지 지하철을 타요: Tôi đến trạm Cheongdam đến trạm Sadang bằng tàu điện ngầm.
Cấu trúc 고 싶다 (Muốn làm gì)
고 싶다 là một trong những ngữ pháp tiếng hàn thông dụng sơ cấp để diễn tả mong muốn, nhu cầu của chính bản thân mình hoặc của người bạn, người thân, hay của một ai đó về việc thực hiện hành động nào đó được đề cập đến trong câu.
Đối với chủ ngữ là ngôi thứ nhất ta dùng V + 고 싶다.
Đối với chủ ngữ là ngôi thứ 3 ta dùng với V + 고 싶어하다.
Ví dụ:
저는 한국에서 여행을 하고 싶어요: Tôi muốn đi du lich Hàn Quốc.
아빠께서는 신문을 읽고 싶어합니다: Bố tôi muốn đọc báo.
Cấu trúc 이/가 걸리다 (Mất bao lâu khi làm việc gì)
Đứng sau danh từ chỉ thời gian để biểu thị mất bao lâu khi làm việc gì đấy.
Danh từ (có patchim) + 이 걸리다
Danh từ (không có patchim) + 가 걸리다
Ví dụ:
학교에 가고 30분이 걸려요: Tôi đến trường mất khoảng 30 phút.
청담역에서 사당역까지 지하철을 타면 1시간이걸려요: Đi từ trạm Cheongdam đến trạm Sadang bằng tàu điện ngầm thì mất khoảng 1 tiếng.
Cấu trúc 아/어/여 보다 (Thử làm việc gì)
Gắn vào thân động từ được sử dụng khi nói về một kinh nghiệm hay thử nghiệm một hành động nào đó.
Với gốc đông từ kết thúc bằng nguyên âm ㅏ hoặc ㅗ thì sử dụng 아 보다.
Với gốc đông từ kết thúc khác nguyên âm ㅏ hoặc ㅗ thì sử dụng 어 보다.
Nếu động từ kết thúc bằng 하다 thì dùng 해 보다.
Ví dụ:
이 과일은 맛있어요. 먹어 보세요: Trái cây này ngon lắm. Cậu ăn thử xem.
비행기를 타 봤어요?: Cậu đã đi máy bay chưa?
허리가 아프면 수영을 해 보세요: Nếu hông của cậu đau thì cậu thử đi bơi xem.
Cấu trúc 아/어/야 되다/하다 (Phải làm gì)
Sử dụng cùng với động từ và tính từ, biểu hiện trạng thái mà nhất thiết phải có hoặc hành động phải mang tính chất cần thiết.
Với động từ, tính từ kết thúc bằng nguyên âm ㅏ hoặc ㅗ sử dụng 아야 되다/하다.
Với động từ, tính từ không kết thúc bằng nguyên âm ㅏ hoặc ㅗ sử dụng 어야 되다/하다.
Với động từ, tính từ kết thúc bằng 하다 sử dụng 해야 되다/하다.
Ví dụ:
머리가 아프면 병원에 가야 해요: Nếu cậu đau đầu thì phải đến bệnh viện.
건강에 안 좋아서 운동해야 돼요: Vì sức khỏe không tốt nên phải tập thể dục.
밥을 먹어야해요: Tôi phải ăn cơm.
Cấu trúc 아/어서 và (으)니까
아/어서 và (으) 니까 đều là cấu trúc vì nên trong tiếng Hàn nhưng trong một vài trường hợp lại không sử dụng được mẫu câu아/어서.
Cấu trúc 아/어서Diễn tả mệnh đề trước là nguyên nhân gây ra kết quả ở mệnh đề sau, tương đương nghĩa tiếng việt là “Vì…nên”.
Gốc động từ và tính từ kết thúc bằng nguyên âm 아/오 thì kết hợp với 아서.
Gốc động từ và tính từ kết thúc không phải nguyên âm 아/오 thì kết hợp với 어서.
Gốc động từ, tính từ kết thúc bằng 하다 thì biến đổi thành 해서.
Lưu ý: 아/어서 không kết hợp với câu mệnh lệnh và câu thỉnh dụ.
Ví dụ:
이 신발은 크니까 다른 신발을 보여 주세요: Đôi giày này to nên hãy cho tôi xem đôi giày khác.
치킨을 많이 먹어서 배가 아파요: Vì tôi ăn quá nhiều gà nên bụng bị đau.
Cấu trúc (으)니까Diễn tả nguyên nhân hoặc lý do, tương đương nghĩa tiếng việt là “Do đó, vì nên”.
Với gốc động từ kết thúc bằng nguyên âm hoặc ㄹ thì sử dụng 니까.
Với gốc động từ kết thúc bằng phụ âm thì sử dụng 으 니까.
Lưu ý:
Có thể kết hợp với với câu mệnh lệnh hoặc thỉnh dụ như (으) 세요; (으)ㄹ 까요?, (으) ㅂ시다.
Vế trước có thể chia thì 았/었 và tương lai 겠.
Ví dụ:
시간이 없으니까 내일 마나요: Vì không có thời gian nên ngày mai gặp nhé.
한국에서 살았으니까 한국어를 잘해요: Vì tôi đã sống ở Hàn Quốc nên tôi khá là giỏi tiếng Hàn.
Cấu trúc (으)려고 하다 (Định làm gì đó)
Đứng sau động từ để chỉ một ý định hoặc một mục đích nào đó chưa thực hiện. Có nghĩa: định làm gì. Đối với mẫu câu này không dùng quá khứ cho 하다.
Động từ (có patchim) + 으려고 하다.
Động từ (không có patchim) + 려고 하다.
Ví dụ:
내일 도사관에 가려고 합니다: Tôi định đến thư viện vào ngày mai.
내일 떡볶이 먹으려고 합니다: Tôi định ăn bánh gạo vào ngày mai.
Cấu trúc 아/어/여 주다 (Làm việc gì đó cho ai đó)

Động từ 주다 có thể trang trọng là 드리다 được sử dụng trong cấu trúc아/어/여 주다 (드리다) thể hiện yêu cầu của người nó muốn người khác làm việc gì cho mình hoặc đề nghị của người nói muốn làm gì đó cho ngườ khác.
Ví dụ:
이것을 읽어 주세요: Hãy đọc cái này cho tôi.
내가 도와 줄개요: Tôi sẽ giúp cho bạn.
제가 도와 드릴까요?: Để tôi giúp anh chị được không?
Bên cạnh từ vựng và phát âm, việc nắm vững tất cả ngữ pháp tiếng Hàn là điều vô cùng quan trọng, đặc biệt là các cấu trúc ngữ pháp tiếng Hàn sơ cấp. Một trong những cách học ngữ pháp tiếng Hàn hiệu quả là chăm chỉ luyện nói với người bản xứ cũng như mở rộng kiến thức bằng cách đọc thêm những sách tổng hợp ngữ pháp tiếng Hàn trung cấp hoặc sách ngữ pháp tiếng Hàn cao cấp. Du học Sunny hy vọng bài viết trên đây sẽ phần nào giúp các bạn củng cố lại kiến thức cũng như tự tin hơn khi nói chuyện với người Hàn nhé!
Ngay sau khi đã thuộc cách phát âm, ghép từ trong tiếng Hàn, người học sẽ bắt đầu luyện tập đặt câu hoàn chỉnh. Tuy nhiên, thật khó để chúng ta đặt được câu đúng và hoàn chỉnh nếu như không nắm rõ quy tắc hay cấu trúc cơ bản của một câu. Thấu hiểu được những khó khăn của những người mới học tiếng Hàn, ZILA sẽ chia sẻ cho các bạn những cấu trúc câu trong tiếng Hàn để việc học trở nên dễ dàng hơn.
I. Thế nào là cấu trúc câu tiếng Hàn?2. Đối với câu có thành phần bổ ngữ
II. Các loại câu trong tiếng Hàn2. Các loại câu được chia theo lớp nghĩa
I. Thế nào là cấu trúc câu tiếng Hàn?
Cấu trúc câu tiếng Hàn là các trật tự được quy định để tạo thành một câu hoàn chỉnh và có nghĩa.Dạng câu cơ bản của tiếng Hàn bao gồm chủ ngữ, vị ngữ, tân ngữ, bổ ngữ và trạng từ.
Chủ ngữ là chủ thể của hành động được chỉ định bởi vị ngữ hoặc đối tượng của trạng thái hoặc tính chất được chỉ định bởi vị ngữ.Vị ngữ là từ chỉ về hành động hay trạng thái của chủ thể.Phần bổ nghĩa là phần giải thích, bổ sung nghĩa cho vị ngữ.Trạng từ là những từ chỉ địa điểm, thời gian, nguyên nhân, công cụ và phương tiện được sử dụng để thực hiện hành động của vị ngữ.Về mặt loại hình, tiếng Hàn thuộc nhóm ngôn ngữ SOV (Subject + Object + Verb). Có thể hiểu trình tự cơ bản trong câu tiếng Hàn là “Chủ Ngữ + Tân ngữ + Động từ/Tính từ” hoặc “Chủ ngữ + Động từ/Tính từ (làm vị ngữ)”.
CHUỖI VIDEO TỰ HỌC TIẾNG HÀN MIỄN PHÍ
1. Đối với câu cơ bản nhất: Chủ ngữ + Vị ngữ (주어 + 서술어)
Cấu trúc câu cơ bản nhất trong tiếng Hàn được cấu thành từ một chủ ngữ và một vị ngữ. Trường hợp này cũng giống như cấu trúc câu trong tiếng Anh, Nhật… Chủ ngữ của câu phải đứng trước vị ngữ (vị ngữ là thành phần biểu thị nội dung cho chủ thể được nói đến trong câu).
Phân loại | Cấu trúc | Ví dụ |
Loại 1 | Chủ ngữ + Vị ngữ (Danh từ + 이다) “이다” nghĩa là “là” | 그 것이 책입니다 (Đó là cuốn sách)그 친구는 민호입니다 (Bạn đó là Minho) |
Loại 2 | Chủ ngữ + Vị ngữ (Tính từ) | 아이가 귀엽습니다 (Em bé đáng yêu)날씨가 좋습니다 (Thời tiết đẹp) |
Loại 3 | Chủ ngữ + Vị ngữ (Nội động từ) | 저는 노래합니다 (Tôi hát)아기가 잡니다 (Em bé ngủ) |
Loại 4 | Chủ ngữ + Tân ngữ + Vị ngữ (Ngoại động từ) | 저는 빵을 먹습니다 (Tôi ăn bánh mì) 오빠는 드라마를 봅니다 (Anh trai xem phim) |
2. Đối với câu có thành phần bổ ngữ
Khi có thêm thành phần bổ ngữ trong câu thì tân ngữ, trạng ngữ hay bổ ngữ của câu thường sẽ được đặt sau chủ ngữ và đứng trước vị ngữ.Cấu trúc 1: Chủ ngữ + bổ ngữ + vị ngữ





3. Tính cố định của trật tự từ trong câu tiếng Hàn
Trong câu văn tiếng Hàn, các thành phần câu được thể hiện thông qua câu và tình huống cụ thể. Trong câu có các trợ từ gắn sau danh từ mà nó xác định vai trò của danh từ đó trong câu. Vì vậy, dù vị trí của chủ ngữ hay tân ngữ có thay đổi thì ý nghĩa cần truyền đạt vẫn không thay đổi.
Tuy nhiên, trật tự từ phải được giữ cố định trong những trường hợp:
Từ bổ nghĩa luôn phải đặt trước từ được bổ nghĩaĐịnh ngữ (định từ) luôn phải đặt trước danh từ
Động từ phụ luôn được đặt sau động từ chính
Ví dụ: 제 친구가 한국어를 좋아합니다 (Bạn của tôi thích tiếng Hàn)
→ Trong câu này ta thấy “제 친구 (Bạn của tôi)” làm chủ ngữ trong câu, “한국어 (tiếng Hàn)” làm bổ ngữ và động từ chính là “좋아하다 (thích)”. Khi đó ta có thể đổi chỗ của chủ ngữ và bổ ngữ trong câu mà ý nghĩa của câu vẫn không thay đổi. Tuy nhiên, động từ/tính từ làm vị ngữ trong câu thì phải nằm ở cuối câu.
Tương tự một vài ví dụ như sau:
언니가 신문을 읽습니다 = 신문을 언니가 읽습니다 (Chị gái tôi đọc báo) 우리는 숙제를 합니다 = 숙제를 우리가 합니다 (Chúng tôi làm bài tập)II. Các loại câu trong tiếng Hàn
Câu trong tiếng Hàn được chia thành câu đơn và câu ghép tùy thuộc vào các thành phần cấu tạo nên câu. Và tùy vào ý nghĩa của câu mà câu được chia thành câu tường thuật, câu nghi vấn, câu mệnh lệnh, câu đề nghị, câu cảm thán.
1. Câu đơn và câu ghép
Câu đơn là câu được tạo thành chỉ bởi một cặp chủ ngữ và vị ngữ. Còn câu ghép là câu được tạo thành từ hai câu đơn trở lên, có ích nhất hai mệnh đề độc lập. Hay nói cách khác, câu ghép là câu được cấu thành từ hai cặp quan hệ chủ – vị trở lên.
Ví dụ:
Câu đơn | 저는 학교에 갑니다: Tôi đến trường저는 밥을 먹습니다: Tôi ăn cơm |
Câu ghép | 봄이 되면 벚꽃이 핍니다: Cứ đến mùa xuân là hoa đào nở저는 똑똑한 사람을 좋아해서 그를 사귀었습니다: Tôi thích những người thông minh nên tôi đã hẹn hò với cậu ấy |
2. Các loại câu được chia theo lớp nghĩa
Câu trần thuậtCâu trần thuật là câu mà người nói kể lại (mô tả lại) về sự vật, sự việc hoặc hiện tượng nào đó cho người nghe. Câu trần thuật thông dụng thường dùng với đuôi “ㅂ/습니다” và “입니다 / 아닙니다” hoặc đuôi câu “아/어/여요” để thể hiện sự lịch sự và tôn trọng người nghe.
Đuôi câu | Đặc điểm | Ví dụ |
Đuôi câu “ㅂ/습니다” và “입니다 / 아닙니다” | Đuôi câu dùng trong giao tiếp thông thường, thể hiện sự kính trọng người nghe. Động từ có patchim dùng “습니다”, không có patchim dùng “ㅂ니다”. Trong trường hợp là danh từ dùng “입니다” (là), phủ định dùng “아닙니다”(không phải là) | 저는 학생입니다: Tôi là học sinh저는 선생님이 아닙니다: Tôi không phải là giáo viên저는 학교에 갑니다: Tôi đến trường học언니는 책을 읽습니다: Chị tôi đọc sách |
Đuôi câu “아/어/여요” | Đây là một dạng đuôi câu thân mật hơn so với đuôi “ㅂ/습니다” nhưng nó vẫn giữ được ý nghĩa lịch sự và tôn kính Động từ / Tính từ kết thúc bằng nguyên âm “ㅏ” hoặc “ㅗ” thì đi với “아요”, kết thúc bằng các nguyên âm còn lại thì đi với “어요” và kết thúc bằng “하다” thì kết hợp với “여요” Đối với danh từ có patchim thì đi với “이에요” và danh từ không có patchim thì cộng với “예요” | 제가 빵을 먹어요: Tôi ăn bánh mì내 친구가 선물을 받아요: Bạn của tôi nhận được món quà제가 숙제를 해요: Tôi làm bài tập제가 학생이에요: Tôi là học sinh이것은 의자예요: Đây là cái ghế |
Câu nghi vấn là câu mà người nói hỏi người nghe về một sự vật, sự việc hay hiện tượng nào đó. Tương tự như câu tường thuật, động từ / tính từ không có patchim gắn “-ㅂ니까?”, có patchim gắn “-습니까?”. Trong trường hợp là danh từ thì dùng “입니까?”. Câu trả lời cho câu hỏi dạng này là “네” (Có) hoặc “아니요” (Không).
Ví dụ:
밥을 먹습니까?: Đang ăn cơm hả?과일을 삽니까?: Bạn mua trái cây hả?소설입니까?: Đây là cuốn tiểu thuyết đúng không?Đối với đuôi câu dạng “아/어/여요” thì chỉ cần thêm dấu hỏi cuối câu hoặc lên giọng nhẹ khi nói.
Ví dụ:
밥을 안 먹어요?: Không ăn cơm sao?학교에 가요?: Đi học hả?그 친구를 좋아해요?: Cậu thích bạn đó hả?Câu mệnh lệnhCâu mệnh lệnh là câu mà người nói yêu cầu người nghe làm việc gì đó theo ý mình. Người nói có thể dùng đuôi câu mệnh lệnh khác nhau tùy thuộc vào đối tượng người nghe. Câu mệnh lệnh thường dùng với đuôi câu sau:
Đuôi câu | Đặc điểm | Ví dụ |
Đuôi câu “(으)십시오” | “(으)십시오” dùng trong hoàn cảnh giao tiếp lịch sự, trang trọng Gốc động từ có patchim + “으십시오”, gốc động từ không có patchim + “십시오” | 앉으십시오: Hãy ngồi xuống đi ạ책을 읽으십시오: Hãy đọc sách đi ạ같이 가십시오: Hãy cùng đi đi ạ |
Đuôi câu “(으)세요” | “(으)세요” chủ yếu hay dùng trong sinh hoạt và đời sống hàng ngày Gốc động từ có patchim + “으세요”, gốc động từ không có patchim + “세요” | 가세요: Hãy đi đi드세요: Hãy ăn đi여기에 앉으세요:Hãy ngồi xuống đây đi ạ책을 펴세요: Hãy mở sách ra |
Câu cầu khiến là câu mà người nói đề nghị hoặc rủ rê người nghe cùng làm một việc gì đó. Hình thức lịch sự được dùng bằng cách gắn “(으)ㅂ시다” vào gốc từ. Đuôi này không được dùng với “이다” và tính từ.
Ví dụ:
12시에 만납시다: Hãy gặp nhau vào 12 giờ nhé이 식당에서 점심을 먹읍시다: Chúng ta hãy ăn trưa ở quán này đi ạHoặc dùng với đuôi câu “ㄹ/을까요?” và “ㄹ/을래요?” trong trường hợp thể hiện sự thân mật hơn.
Ví dụ:
오늘 여행할까요?: Hôm nay chúng ta đi du lịch nhé?저녁 시간있으면 영화를 같이 볼까요?: Tối nay nếu có thời gian thì cùng xem phim nhé?이번 주말에 부산에 갈거예요. 같이 갈래요?: Cuối tuần này tôi sẽ đi Busan. Bạn có muốn đi cùng không?우리가 같이 식사할래요?: Chúng ta cùng dùng bữa được chứ?술 한잔 할래요?: Bạn có muốn làm một ly rượu với tôi không?Câu cảm thánCâu cảm thán được dùng để thể hiện cảm xúc hay thái độ của người nói với một sự vật, sự việc hay hiện tượng nào đó. Đuôi câu thường kết thúc bằng “네(요)” và một dấu chấm than. “네(요)” là đuôi từ kết thúc câu cảm thán, diễn tả sự ngạc nhiên, bất ngờ.
Ví dụ:
아이가 귀엽네요: Đứa trẻ đáng yêu quá오늘은 사람들이 많네요: Hôm nay đông người thật날씨가 정말 더웠네요: Thời tiết nóng quáNgoài ra đuôi câu cảm thán cũng được chia với “군(요)/구나” khi bạn nhận ra một điều gì đó, thường diễn tả ý nghĩa: “À, tôi nhận ra rằng…”, “Thì ra là…”. Đôi khi “군(요)/구나” cũng được dùng để diễn tả sự ngạc nhiên, bất ngờ (giống với “네요”). “군(요)” được dùng trong câu lịch sự còn “구나” được dùng trong câu thân mật.
Động từ + 는 + 군(요) Tính từ + 군(요)/구나 Danh từ + 이 + 군(요)/구나Ví dụ:
그 사람은 선생님이구나: Thì ra người đó là giáo viên노래를 정말 잘 하는군요: Ôi bạn hát hay thật đóTrong bài viết này, ZILA đã chia sẻ cho các bạn những cấu trúc câu trong tiếng Hàn. Nếu bạn quan tâm đến du học Hàn Quốc và mong muốn tìm một nơi uy tín để chuẩn bị hành trang tốt cho việc du học. Hãy tham khảo thông tin về ZILA hoặc liên hệ ngay với ZILA để nhận được sự tư vấn miễn phí nhé.