Sức Khỏe - Nhiều phụ nữ nghĩ rằng không thể mang thai ngay sau kỳ kinh nguyệt nhưng trên thực tế, đôi khi quan hệ tình dục ngay sau kỳ kinh nguyệt vẫn có khả năng 'dính bầu'.
Nội dung1. Chu kỳ kinh nguyệt và thụ thai 2. Dấu hiệu rụng trứng 3. Có thai ngay sau kỳ kinh nguyệt4. Để không "dính bầu" sau kỳ kinh nguyệt1. Chu kỳ kinh nguyệt và thụ thai
Chu kỳ kinh nguyệt có bốn giai đoạn: kinh nguyệt, giai đoạn nang trứng, rụng trứng và giai đoạn hoàng thể. Mặc dù mỗi giai đoạn đều quan trọng đối với quá trình sinh sản, nhưng việc mang thai phụ thuộc rất nhiều vào giai đoạn rụng trứng, đó là khi một quả trứng trưởng thành được giải phóng khỏi buồng trứng và đi xuống ống dẫn trứng.
ThS. BS Lê Quang Dương - Giám đốc Trung tâm Sức khỏe Bền vững, cho biết: Trứng được giải phóng trong quá trình rụng trứng chỉ tồn tại trong 24 giờ. Tinh trùng có thể tồn tại từ 3 đến 5 ngày trong đường sinh sản trong những trường hợp thích hợp. Vì vậy, quan hệ tình dục mà xuất tinh trong thời kỳ rụng trứng hoặc những ngày trước đó có thể dẫn đến mang thai vì trứng có thể gặp tinh trùng hiện có trong đường sinh sản. Nhưng nếu trứng không được thụ tinh bởi tinh trùng trong thời gian này sẽ không tồn tại.
2. Dấu hiệu rụng trứng

Việc dự đoán ngày rụng trứng sẽ khó chính xác nếu phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều.
Thời điểm rụng trứng sẽ xảy ra 14 ngày trước thời kỳ kinh nguyệt tiếp theo, những người có chu kỳ 28 ngày thường rụng trứng vào khoảng ngày thứ 14 của chu kỳ, BS Dương giải thích. Những người có chu kỳ 30 ngày rụng trứng vào khoảng ngày 16. Ngày thứ nhất được coi là ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt.
Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là độ dài chu kỳ thay đổi tùy theo mỗi người và thậm chí chu kỳ hàng tháng của mỗi người cũng có thể khác. Do đó việc dự đoán ngày rụng trứng sẽ khó chính xác nếu phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều, vì không biết chính xác khi nào sẽ đến kỳ kinh tiếp theo.
3. Có thai ngay sau kỳ kinh nguyệt

Kinh nguyệt không đều sau sinh con, trường hợp nào cần đi khám?ĐỌC NGAY
Đối với hầu hết phụ nữ, không có khả năng mang thai ngay sau kỳ kinh nguyệt nhưng đôi khi vẫn có thể xảy ra với một số chị em. Ngay từ ngày thứ ba của chu kỳ kinh nguyệt, nồng độ hormone sinh sản progesterone và estrogen, giảm dần khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt, bắt đầu tăng lên và giúp niêm mạc tử cung tái tạo. Có một số tình huống có thể dẫn đến thụ thai ngay sau kỳ kinh nguyệt:
3.1 Có chu kỳ kinh nguyệt ngắn
Mặc dù trứng thường không rụng trong giai đoạn ngay sau kỳ kinh nguyệt, được gọi là giai đoạn tiền rụng trứng, nhưng cơ hội thụ thai không phải là bằng không. Tinh trùng có thể sống đến 5 ngày trong chất nhầy cổ tử cung.
Điều đó có nghĩa là tinh trùng có thể tồn tại trong vài ngày cho đến khi cơ thể phụ nữ giải phóng một quả trứng trong quá trình rụng trứng. Nếu phụ nữ có chu kỳ kinh ngắn khả năng thụ thai ngay sau khi hết kinh. Ví dụ, nếu rụng trứng vào ngày thứ 11, có thể mang thai khi quan hệ tình dục sớm nhất vào ngày thứ sáu của chu kỳ đó, có thể là ngay sau khi kỳ kinh nguyệt kết thúc.
3.2 Tính sai số ngày trong chu kỳ
Phụ nữ cũng có thể mang thai nếu tính sai số ngày của chu kỳ và quan hệ tình dục không được bảo vệ nhầm vào thời điểm gần ngày rụng trứng. BS Dương cho biết, để xác định ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt, hãy bắt đầu tính từ ngày đầu tiên ra máu hơn là vào ngày cuối cùng của chu kỳ kinh nguyệt.
Thời gian ra máu trong một khoảng thời gian cũng khác nhau, vì vậy khi tính thời gian rụng trứng, tốt hơn là nên tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh thay vì số ngày kể từ khi máu ngừng chảy. Làm như vậy có thể ngăn quan hệ tình dục quá gần ngày rụng trứng, để tránh mang thai.
3.3 Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài
Không có gì lạ nếu phụ nữ bị ra máu vào khoảng một ngày trước khi bắt đầu có kinh và vài ngày sau đó. Vì lượng máu này, phụ nữ có thể lầm tưởng rằng mình vẫn đang trong kỳ kinh nguyệt và không thể mang thai. Tuy nhiên, trên thực tế, ngày rụng trứng có thể gần hơn so với suy nghĩ.
4. Để không "dính bầu" sau kỳ kinh nguyệt

Sử dụng biện pháp bảo vệ nếu không muốn mang thai.
Nếu không muốn lo lắng về việc mang thai, phụ nữ cần biết chu kỳ kinh nguyệt của mình và sử dụng biện pháp bảo vệ bất cứ khi nào có khả năng mang thai. Có sẵn một kế hoạch ngừa thai (và có thể là một kế hoạch dự phòng) khi đang chủ động tránh mang thai.
Nếu có quan hệ tình dục không được bảo vệ và lo ngại rằng mình có thể đang mang thai, hãy để ý các triệu chứng mang thai sớm như đau bụng dưới nhẹ, căng ngực và mệt mỏi. Các triệu chứng mang thai phổ biến khác sẽ biểu hiện khi thai được 6 hoặc 7 tuần, bao gồm buồn nôn, nôn và mệt mỏi.
Xem thêm: Các trường đại học sài gòn ngành ngôn ngữ anh chất lượng tại tp
Sức Khỏe - Đầy bụng, chuột rút và thay đổi thói quen đi tiểu hoặc đại tiện là một số dấu hiệu ban đầu của bệnh ung thư buồng trứng có thể dễ bị bỏ sót hoặc nhầm lẫn với bệnh khác.
1. Tại sao ung thư buồng trứng thường không được phát hiện sớm?
Nội dung1. Tại sao ung thư buồng trứng thường không được phát hiện sớm?2. Những triệu chứng thầm lặng3. Chẩn đoán ung thư buồng trứng4. Khi nào cần đi gặp bác sĩ?
Ung thư buồng trứng có thể khó phát hiện ở giai đoạn đầu vì buồng trứng nhỏ và nằm sâu trong ổ bụng.
Ngoài ra, thường khó chẩn đoán sớm ung thư buồng trứng vì các triệu chứng rất mơ hồ tương tự như nhiều triệu chứng của một số tình trạng bệnh lý khác.
Chỉ có 20% trường hợp ung thư buồng trứng được phát hiện ở giai đoạn đầu. Ung thư buồng trứng thường không được phát hiện cho đến khi lan rộng trong vùng chậu và bụng nghĩa là đã bị di căn.
2. Những triệu chứng thầm lặng
Mặc dù ung thư buồng trứng giai đoạn đầu thường không có triệu chứng. Các triệu chứng có xu hướng không đặc hiệu và được gây ra bởi các điều kiện không phải ung thư. Tuy nhiên, các triệu chứng liên quan đến ung thư buồng trứng có xu hướng xảy ra gần như hàng ngày trong vài tuần. Các triệu chứng cũng có thể khác nhau về thời gian hoặc mức độ nghiêm trọng.
Dưới đây là 6 dấu hiệu ung thư buồng trứng dễ bị bỏ qua:

Đau bụng là một trong những triệu chứng của ung thư buồng trứng dễ bị nhầm với bệnh khác.
2.1 Đau vùng chậu hoặc đau bụng, chuột rút hoặc áp lực
Đau và khó chịu ở bụng hoặc vùng chậu là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh ung thư buồng trứng, sau đó là đầy hơi.
Một số phụ nữ bị ung thư buồng trứng cho biết, cảm thấy đau quặn tương tự như đau bụng kinh. Những người khác cảm thấy đau như bị ép. Cơn đau có thể được cảm nhận khắp vùng xương chậu hoặc chỉ đau một bên.
2.2 Đầy hơi
Đầy hơi là triệu chứng được báo cáo phổ biến nhất ở những người bị ung thư buồng trứng. Thường xuyên bị đầy hơi, đặc biệt là trước và khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt hoặc sau khi ăn một bữa ăn no.
Đường đi phổ biến nhất của ung thư buồng trứng là qua khoang phúc mạc, không gian trong bụng chứa ruột, dạ dày và gan, điều này có thể gây ra sự tích tụ chất lỏng bên trong bụng (cổ trướng) khi ung thư lan đến niêm mạc bụng (phúc mạc). Nó cũng dễ xảy ra khi các tế bào ung thư chặn dẫn lưu bạch huyết, ngăn không cho dịch trong phúc mạc được tái hấp thu.
2.3 Ăn ít cũng cảm thấy no
Sự tích tụ chất lỏng trong phúc mạc gây đầy hơi thường gây áp lực lên dạ dày, khiến người bị ung thư buồng trứng luôn cảm thấy no ngay cả sau khi ăn ít. Điều này gây ra sự không thèm ăn và một số vấn đề về ăn uống.
2.4 Các vấn đề về tiết niệu
Có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng sau khi cắt bỏ tử cung không?ĐỌC NGAY
Buồng trứng nằm gần bàng quang, những thay đổi trong buồng trứng có thể ảnh hưởng đến bàng quang và đường tiết niệu. Khối u đang phát triển có thể đè lên bàng quang.
Các triệu chứng tiết niệu phổ biến liên quan đến ung thư buồng trứng như đi tiểu thường xuyên, rò rỉ nước tiểu, mót tiểu, đau hoặc áp lực trong bàng quang.
2.5 Thay đổi kinh nguyệt
Chảy máu âm đạo bất thường sau mãn kinh, thay đổi bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt là một triệu chứng ít phổ biến hơn của ung thư buồng trứng.
Những thay đổi có thể bao gồm mất kinh hoặc chảy máu nhiều hơn bình thường. Tuy nhiên, cần phân biệt với các nguyên nhân phổ biến khác dẫn đến thay đổi kinh nguyệt bao gồm mang thai, căng thẳng, trọng lượng cơ thể thấp và mất cân bằng nội tiết tố...
2.6 Thay đổi thói quen đi vệ sinh
Ngoài đầy hơi và đau bụng, các triệu chứng tiêu hóa khác có thể là dấu hiệu của ung thư buồng trứng. Khối u đang phát triển có thể gây áp lực lên ruột, gây ra những thay đổi trong thói quen đại tiện, khó tiêu, táo bón và tiêu chảy.
Các triệu chứng khác như mệt mỏi, đau lưng, quan hệ tình dục đau đớn hoặc chảy máu sau khi quan hệ tình dục, giảm cân hoặc tăng cân cũng có thể do ung thư buồng trứng.
Một số yếu tố khiến phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao hơn như:Có người thân trong gia đình bị ung thư buồng trứngBéo phìVấn đề với thai kỳCó con đầu lòng ở tuổi 35 trở lênLạc nội mạc tử cungUng thư vú, ruột kết hoặc tử cungLiệu pháp hormone sau khi mãn kinhĐiều trị sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệmĐộ tuổi trung niên trở lênCó gen BCRA1 hoặc BRCA2 bị đột biếnHút thuốc lá
Có một hoặc nhiều yếu tố này không có nghĩa là sẽ bị ung thư buồng trứng. Tuy nhiên, nên cho bác sĩ biết, đặc biệt nếu có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư buồng trứng.
3. Chẩn đoán ung thư buồng trứng

Chụp CT để phát hiện các khối u ung thư buồng trứng. Ảnh minh họa
Đến nay vẫn chưa có xét nghiệm nào phát hiện sớm ung thư buồng trứng. Tuy nhiên, bác sĩ có thể thực hiện một số xét nghiệm để tìm sự hiện diện của khối u trong buồng trứng và xem liệu chúng có phải là ung thư hay không.
Trước tiên, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ sức khỏe kỹ lưỡng, bao gồm tiền sử gia đình và cá nhân để xác định các yếu tố rủi ro và loại trừ các nguyên nhân khác của các triệu chứng. Sau đó, bác sĩ sẽ khám sức khỏe, bao gồm khám vùng chậu để kiểm tra sức khỏe buồng trứng và kiểm tra, đánh giá các triệu chứng khác như cổ trướng.
Nếu nghi ngờ ung thư buồng trứng hoặc nếu phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao, bác sĩ sẽ yêu cầu các xét nghiệm bổ sung, bao gồm:Xét nghiệm máu, chẳng hạn như CA-125, tìm kiếm lượng protein cao do ung thư buồng trứng tiết ra và các dấu hiệu khối u khác, chẳng hạn như alpha-fetoprotein và lactate dehydrogenaseXét nghiệm hình ảnh, chẳng hạn như siêu âm qua âm đạo, chụp CT, chụp MRI, chụp PET và chụp X-quang ngựcNội soi ổ bụngSinh thiết, nếu một khối u bất thường được phát hiện
4. Khi nào cần đi gặp bác sĩ?
Khi nhận thấy các triệu chứng ban đầu giống như triệu chứng đã nói trên của ung thư buồng trứng tốt nhất là không nên bỏ qua. Nên gặp bác sĩ nếu các triệu chứng có vẻ bất thường, kéo dài trong vài tuần.
Nếu được phát hiện và điều trị sớm có thể chữa khỏi ung thư buồng trứng với tỷ lệ thành công cao. Mặc dù không có cách duy nhất để sàng lọc phát hiện sớm ung thư buồng trứng, nhưng các xét nghiệm khác nhau và sự theo dõi của bác sĩ có thể giúp phát hiện ung thư trước khi di căn.
Sức Khỏe - Ung thư vú do nhiều nguyên nhân khác nhau, mặc dù không có cách nào chắc chắn để phòng ngừa nhưng có một số điều phụ nữ có thể làm để giảm nguy cơ mắc căn bệnh ác tính này.
1. Nguy cơ nào dẫn đến ung thư vú?
Nội dung1. Nguy cơ nào dẫn đến ung thư vú?2. Một số biện pháp giúp ngăn ngừa ung thư vú
Theo BSCKI. Hoàng Trọng Điểm, chuyên khoa Ung bướu, ung thư vú là tình trạng bệnh lý do tế bào tuyến vú phát triển không kiểm soát được, tạo ra các khối u ác tính có khả năng xâm lấn xung quanh và di căn xa.
Các yếu tố nguy cơ mắc ung thư vú bao gồm một số yếu tố di truyền, tuổi cao, tiếp xúc với các chất sinh ung thư trong môi trường, hút thuốc lá, uống rượu, ít vận động, thừa cân, béo phì…
Yếu tố nguy cơ cao mắc ung thư vú bao gồm tiền sử gia đình có người mắc ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng, tiền sử có kinh sớm (trước 12 tuổi), mãn kinh muộn (sau 55 tuổi), thường xuyên sử dụng thuốc tránh thai hoặc hormone nội tiết estrogen thay thế, không sinh con hoặc sinh con muộn sau 30 tuổi….
Để giảm nguy cơ mắc ung thư vú, các chuyên gia y tế khuyên phụ nữ cần có lối sống lành mạnh, có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học và chủ động tầm soát bệnh.

Thừa cân, béo phì làm tăng nguy cơ ung thư vú.
2. Một số biện pháp giúp ngăn ngừa ung thư vú
Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, mặc dù không có cách nào chắc chắn để ngăn ngừa ung thư vú nhưng có một số điều phụ nữ có thể làm để giảm nguy cơ mắc bệnh. Điều này là do một số yếu tố nguy cơ ung thư vú có liên quan đến hành vi cá nhân hoặc lối sống, cụ thể như chế độ ăn uống, hoạt động thể chất, dùng thuốc có chứa hormone…
Dưới đây là 5 cách phụ nữ nên làm để giảm nguy cơ mắc ung thư vú:
Duy trì cân nặng hợp lý
Thừa cân hoặc béo phì, đặc biệt là sau khi mãn kinh làm tăng nguy cơ ung thư vú. Sau khi mãn kinh, hầu hết estrogen đến từ mô mỡ. Có nhiều mô mỡ làm tăng lượng estrogen mà cơ thể tạo ra làm tăng nguy cơ ung thư vú. Ngoài ra, những phụ nữ thừa cân có xu hướng có lượng insulin cao hơn. Mức insulin cao hơn cũng có liên quan đến ung thư vú.
Nếu người phụ nữ đã có cân nặng khỏe mạnh nên cố gắng duy trì mức cân nặng đó. Nếu bị thừa cân, béo phì hãy cố gắng giảm cân. Giảm cân có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, trong đó có giảm nguy cơ ung thư vú.
Vận động cơ thể, tránh ngồi nhiều
Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng hoạt động thể chất thường xuyên giúp giảm nguy cơ ung thư vú.
Hướng dẫn về chế độ ăn uống và hoạt động thể chất của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyến nghị, nên dành ít nhất 150-300 phút hoạt động với cường độ vừa phải hoặc 75-150 phút hoạt động với cường độ mạnh mỗi tuần. Đạt hoặc vượt quá 300 phút là lý tưởng.
Ngoài ra, nên hạn chế các hành vi ít vận động như ngồi, nằm, xem tivi... Nhất là khi bạn dành phần lớn thời gian làm việc trong ngày để ngồi, việc này cần thay đổi.
Lựa chọn thực phẩm nào để giảm nguy cơ ung thư vú?ĐỌC NGAY
Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh
Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm nhiều loại rau, các loại đậu giàu chất xơ, trái cây với nhiều màu sắc khác nhau và ngũ cốc nguyên hạt. Đồng thời tránh hoặc hạn chế thịt đỏ và thịt đã qua chế biến, đồ uống có đường, thực phẩm chế biến sẵn và các sản phẩm ngũ cốc tinh chế. Chế độ ăn uống này cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng giúp duy trì cân nặng hợp lý và giảm nguy cơ ung thư vú.
Tốt nhất không nên uống rượu
Uống rượu có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư vú. Nguy cơ tăng lên theo lượng rượu tiêu thụ. Phụ nữ uống 1 ly rượu mỗi ngày có nguy cơ tăng nhẹ (khoảng 7% - 10%) so với những người không uống rượu, trong khi những phụ nữ uống 2 - 3 ly mỗi ngày có nguy cơ cao hơn khoảng 20%. Rượu cũng có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc các loại ung thư khác.
Thận trọng khi sử dụng biện pháp tránh thai bằng hormone và liệu pháp thay thế hormone
Một số nghiên cứu cho thấy một số loại thuốc tránh thai, thuốc tiêm và dạng cấy ghép hoặc bôi tại chỗ có sử dụng hormone có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú.
Sử dụng liệu pháp thay thế hormone (HRT) kết hợp estrogen và progestin làm tăng nguy cơ ung thư vú. Sự kết hợp này cũng có thể dẫn đến tăng mật độ vú, khiến việc phát hiện ung thư vú trên chụp quang tuyến vú trở nên khó khăn hơn.
Đối với những phụ nữ đã cắt bỏ tử cung, dùng HRT chỉ bao gồm estrogen có thể là lựa chọn tốt hơn. Chỉ riêng estrogen không làm tăng nguy cơ ung thư vú. Tuy nhiên, những phụ nữ vẫn còn tử cung sẽ có nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung cao hơn nếu chỉ sử dụng HRT chỉ chứa estrogen.
Do vậy, phụ nữ cần được bác sĩ tư vấn cụ thể về các biện pháp kiểm soát các triệu chứng mãn kinh, bao gồm cả những rủi ro và lợi ích của từng biện pháp.
Bên cạnh việc chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa ung thư vú, BSCKI. Hoàng Trọng Điểm khuyên phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên tự khám vú thường xuyên và khám định kỳ tầm soát ung thư.
Đối với phụ nữ trên 40 tuổi nên tầm soát ung thư vú bằng siêu âm tuyến vú hoặc chụp Xquang tuyến vú 1 năm/lần. Phụ nữ có yếu tố nguy cơ cao mắc ung thư vú nên siêu âm tuyến vú, chụp Xquang tuyến vú và chụp cộng hưởng từ tuyến vú 1 năm/lần.

Hoạt động thể chất thường xuyên giúp giảm nguy cơ ung thư vú.GS.TS Lê Văn Quảng - Giám đốc Bệnh viện KUng thư vú là căn bệnh có tỷ lệ khỏi bệnh lên đến 90% được phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng phương pháp, phát hiện càng sớm thì việc điều trị càng đơn giản, hiệu quả, tỷ lệ chữa khỏi cao và chi phí điều trị thấp. Yếu tố tiên quyết vẫn là việc điều trị khi ung thư đang ở giai đoạn sớm.https://.vn/moi-nam-vie...