Ngữ pháp TOEIC là gì? Bạn cần phải ôn tập những chủ điểm ngữ pháp nào? Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp tất cả những kiến thức ngữ pháp bạn cần biết để ẵm trọn 990 TOEIC thành công!
Về cơ bản thì ngữ pháp TOEIC cũng giống như ngữ pháp tiếng anh thông thường. Tuy nhiên trong kì thi TOEIC không đòi hỏi bạn phải biết và thông thạo tất cả ngữ pháp trong tiếng anh.
Chỉ một số chủ điểm ngữ pháp tiếng anh được sử dụng trong kì thi TOEIC. Biết cách học ngữ pháp TOEIC bạn sẽ có được điểm số cao nhất trong bài thi TOEIC, đồng thời tiết kiệm thời gian ôn luyện.
Bạn đang xem: Ngữ pháp tiếng anh toeic
Trong bài viết này cô sẽ giúp các bạn nắm rõ các chủ điểm ngữ pháp trong bài thi TOEIC, cách học ra sao để có được hiệu quả tốt nhất khi đi thi nhé. Cô và các bạn sẽ cùng tìm hiểu những phần sau đây:
✎ LƯU Ý: Hiện nay đề thi TOEIC đã chính thức áp dụng cấu trúc đề thi TOEIC, nếu bạn muốn thi thử TOEIC đề mới miễn phí tại các cơ sở của Anh Ngữ ms Hoa, hãy đăng ký thông tin tại đây nhé:

VIDEO BÀI GIẢNG
I. NHỮNG CHỦ ĐIỂM NGỮ PHÁP TOEIC QUAN TRỌNG
Với các chủ điểm ngữ pháp TOEIC quan trọng, cô đã giúp các em tổng hợp thành 14 unit theo 2 nhóm chủ đề chính là: Chủ đề cơ bản về thì và chủ đề về cấu trúc câu thường gặp trong TOEIC. Mỗi link nhỏ xinh dưới đây tương ứng với 1 bài, tùy theo năng lực của mình để các em có thể sắp xếp số ngày học từng unit cho phù hợp nhất nha.

1. Một số thì thường gặp trong bài thi TOEIC
✎ GỢI Ý: Cô đã tổng hợp cách dùng và dấu hiệu nhận biết của 12 thì trên trong bài viết: Tổng hợp 12 thì trong tiếng Anh các bạn nên đọc để nắm rõ chủ điểm ngữ pháp vô cùng quan trọng này nhé!
2. Một số cấu trúc ngữ pháp TOEIC trong bài thi
Bên cạnh 12 thì thường gặp trong kì thi TOEIC, các bạn cần lưu ý những chủ điểm ngữ pháp sau đây:
✎ LƯU Ý: Các em hãy cố gắng học liên tục từng chủ đề một, không nên dồn ép bản thân học mỗi unit trong 1 ngày đâu nhé. Với 1 unit các em có thể linh hoạt thời gian học để tránh cảm giác học quá nhiều dễ nản trong cả thời gian dài.
Dưới các mục cấu trúc, cô đã chia sẻ 1 vài bài tập thực hành, các em cố gắng hoàn thiện hết ngay sau khi đã học xong bài để rèn luyện kiến thức nhé. Làm bài tập sau quá trình học không chỉ giúp em có thể thực hành kiến thức vừa học ngay và luôn, mà còn giúp các em lưu nhớ lâu hơn các cấu trúc nữa các em nhé.
3. Kinh nghiệm chinh phục mọi chủ đề ngữ pháp TOEIC
✓ Đầu tiên, các bạn hãy cố gắng học nhiều từ vựng nhất có thể
Nhiều bạn sẽ thắc mắc từ vựng thì liên quan gì tới ngữ pháp???
Nhưng sự thật là: Khi học từ vựng bạn sẽ học luôn về cả từ loại của cụm từ nữa. Nếu không nắm được từ loại của từ vựng thì bạn sẽ rất khó xác định được cấu trúc của câu để phân tích đáp án hay đơn giản là không thể chọn từ loại đúng để điền câu dù đã dịch được nghĩa.
Ngoài ra, từ vựng và cách phát âm sẽ là yếu tố hàng đầu giúp bạn chinh phục các Part nghe từ 1 tới 4 đó.
✎ LƯU Ý: Nên luyện nghe kèm việc học để tránh các "Bẫy" các từ đọc giống nhau trong các bộ từ vựng này nhé. Cô cũng đã tổng hợp các mẹo thi TOEIC các bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn.
✓ Cấu trúc câu đơn giản là phần bạn cần nắm thật chắc tiếp theo
Ngay khi trau dồi vốn từ vựng, bạn cần bổ sung thêm kiến thức về các cấu trúc câu đơn giản nhất (cấu trúc này rất ít) mà bạn có thể tự tin học được chỉ trong chưa đầy 1 tuần. Nhưng bạn cần nhớ thật kĩ những cấu trúc ngữ pháp này nhé, nhỏ nhưng có võ đấy.
Các cấu trúc ngữ pháp cơ bản này chắc chắn sẽ xuất hiện trong các Part 5 & Part 6 của đề thi TOEIC.
Ngoài ra, các cấu trúc nâng cao khác không chắc chắn xuất hiện trong đề thi TOEIC, tuy nhiên bạn cũng không nên chủ quan mà bỏ qua chúng.
✓ Cuối cùng, hãy thực hành bài tập về chủ đề ngữ pháp vừa học thật nhiều
Các bạn cố gắng thực hành thật nhiều các dạng bài tập về những cấu trúc ngữ pháp vừa học để tăng khả năng ghi nhớ và biết cách ứng dụng những công thức vào bài tập cụ thể.
Cuối các bài ngữ pháp của cô, cô đã giúp các bạn tổng hợp 1 số bài tập để các bạn luyện rồi đó, cố gắng chăm chỉ luyện tập nha.

II. CÁC PHƯƠNG PHÁP HỌC NGỮ PHÁP CỰC HIỆU QUẢ
1. Có mục tiêu rõ ràng
Mục tiêu là điều quan trọng nhất của quá trình tự học tiếng Anh nói chung và tự học ngữ pháp tiếng Anh nói riêng. Trước khi bắt đầu bắt tay vào học, hãy tham khảo các tài liệu để có 1 cái nhìn khái quát về ngữ pháp trong tiếng Anh. Nhớ rằng nếu bạn học tập theo 1 kế hoạch cụ thể và có mục tiêu rõ ràng thì sẽ giúp bạn học tập hiệu của hơn và nắm rõ được lực học của bạn thân đấy nhé!
2. Các phương pháp học ngữ pháp tiếng Anh hiệu quả
Học ngữ pháp tiếng Anh với nguyên lý 80/20
Nguyên lý 80/20 nghĩa là 80% những gì bạn đạt được đều xuất phát từ 20% những cái quan trọng. Ví dụ, 80% thời gian bạn mặc quần áo thì bạn chỉ mặc có 20% quần áo trong tủ thôi.
Tiếng Anh cũng như thế, bạn không thể nào hiểu hết tất cả ngữ pháp trong thời gian ngắn, vì thế để đạt 80% chất lượng học ngữ pháp tiếng Anh thì bạn nên tập trung vào 20% ngữ pháp tiếng Anh quan trọng và sử dụng phổ biến nhất trong đề thi TOEIC.
Học ngữ pháp qua lỗi sai
Người ta thường nói "Thất bại là mẹ thành công”, nghĩa là có thất bại, có lỗi sai thì người ta mới nhớ đến, và nhớ sâu để rút kinh nghiệm cho lần sau. Nhưng để rút kinh nghiệm thì mình cần phải biết được mình sai ở đâu, chỗ nào.
Trong tiếng Anh cũng thế, càng làm sai và sửa lại, rút kinh nghiệm thì bạn càng nhanh hiểu và nhớ ngữ pháp hơn. Ngoài ra, để học theo cách này thì có một trang web, cho phép người dùng sửa các lỗi sai của người khác và người khác sửa lỗi sai của mình. Khi đó, việc học ngữ pháp sẽ trở nên dễ dàng hơn đúng không nào.
Học ngữ pháp qua đọc sách, truyện
Bạn nên đọc sách, báo, truyện bằng tiếng Anh, nếu sợ không hiểu thì bạn có thể mua sách song ngữ hay những mẫu truyện vui song ngữ. Nó sẽ rất hữu ích dành cho bạn đấy.
Bởi khi bạn đọc sách, bạn sẽ có thời gian nhìn lại cách viết cũng như cách sử dụng ngữ pháp trong câu văn của họ. Từ đó, chúng ta có thể học hỏi theo, và áp dụng nó cho chính mình.

Học ngữ pháp bằng cách sáng tạo câu chuyện vui
Học và học thì thật sự rất chán. Vì thế để ít gây ra nhàm chán và không có hứng thú học Tiếng Anh thì bạn nên sáng tạo nghĩa các cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh sang tiếng Việt cho thật vui để dễ lấy lại tinh thần và có hứng thú học tiếng Anh nhé.
Ví dụ, The wizard worked toward the last castle despite the hazard ( Mụ phù thủy nỗ lực chạy về tòa lâu đài cuối cùng mặc dù nguy hiểm ) nhưng bạn có thể dịch vui là (tôi là phù thủy, tôi đang nỗ lực để tới lâu đài cuối cùng bất chấp nguy hiểm) => worked toward: nỗ lực
Học ngữ pháp qua các trò chơi
Có nhiều trò chơi và ứng dụng online có thể giúp bạn kiểm tra cũng như nâng cao ngữ pháp của mình một cách thú vị, học mà chơi – chơi mà học. Đó là những trò chơi giáo dục sẽ cho bạn lời giải thích và ví dụ sinh động để bạn hiểu hơn về lỗi sai của mình.
Xem thêm: Ngữ Pháp Nếu Thì Trong Tiếng Hàn Kèm Ví Dụ Cực Chi Tiết, Các Thì Trong Tiếng Hàn
Vừa chơi vừa học là một cách tự học ngữ pháp tiếng Anh vô cùng hiệu quả mà các bạn không thể bỏ qua. Hãy tận dụng những ứng dụng thông minh, những trò chơi tiếng Anh thông minh để học ngữ pháp nhé.
III. NHỮNG TÀI LIỆU NGỮ PHÁP TOEIC KHÔNG THỂ BỎ QUA
Để giúp các bạn tự học ngữ pháp TOEIC hiệu quả nhất, cô đã tổng hợp một "kho" tài liệu cực hay để chia sẻ cho các bạn:
1. 11 website học ngữ pháp cực hiệu quả
Học TOEIC Online không còn xa lạ gì với các bạn tự học TOEIC nữa, các bạn có thể lên những website sau đây để học và luyện tập về những chủ điểm ngữ pháp mình chưa nắm rõ nhé:
English4u.com.vnEnglishGrammar.orgEnglish Grammar SecretsUsing
English.comLearn English by British CouncilEnglish Club: Englishclub.com/grammarPerfect English GrammarEnglish Teacher MelanieGrammarly HandbookEnglish grammar exercises by Kaplan
2. 7 cuốn sách ôn luyện ngữ pháp TOEIC cực chuẩn
Bên cạnh những website kể trên, bạn cũng không nên bỏ qua những cuốn sách ôn luyện ngữ pháp "thần sầu" dưới đây để được tổng hợp đầy đủ kiến thức và hướng dẫn học cụ thể nhé:
Advanced English C A E Grammar Practice 2 Essential Grammar in Use Supplementary ExercisesGrammar Practice for Elementary StudentsGrammar Practice for Pre-intermediate Students Longman English Grammar Practice Intermediate Self Study EditionOxford Practice Grammar with AnswersCollins Cobuild English GrammarĐể tìm hiểu chi tiết nội dung từng cuốn sách và download về học các bạn có thể tìm kiếm trên website anhngumshoa.com nhé!
30 Ngày ngữ pháp trọng điểm TOEIC: FULL PDF
DAY 1. CÁC THÌ ĐƠN (SIMPLE TENSES)DAY 2. BẪY CÁC THÌ ĐƠN TRONG ĐỀ THI TOEICDAY 3. THÌ TIẾP DIỄNDAY 4. THÌ HOÀN THÀNH (PERFECT TENSES)DAY 5. SỰ HÒA HỢP GIỮA CHỦ NGỮ VÀ ĐỘNG TỪ IDAY 6. SỰ HÒA HỢP GIỮA CHỦ NGỮ VÀ ĐỘNG TỪ IIDAY 7. REVIEWDAY 8. BỊ ĐỘNG TRONG CÁC THÌDAY 9. BẪY VỀ CÂU BỊ ĐỘNG TRONG ĐỀ THI TOEICDAY 10. CẤU TRÚC BA LOẠI CÂU ĐIỀU KIỆN CƠ BẢNDAY 11. MỆNH ĐỀ QUAN HỆDAY 12. BẪY MỆNH ĐỀ QUAN HỆDAY 13. REVIEWDAY 14. ĐẠI TỪDAY 15. DANH TỪDAY 16. DANH TỪ ĐẾM ĐƯỢC VÀ DANH TỪ KHÔNG ĐẾM ĐƯỢCDAY 17. CÁC COLLOCATION DANH TỪ THƯỜNG GẶPDAY 18. BẪY DANH TỪ TRONG MỆNH ĐỀ TOEICDAY 20. CÁC COLLOCATION CỦA TÍNH TỪ THƯỜNG GẶPDAY 21. BẪY TÍNH TỪ TRONG ĐỀ THI TOEICDAY 22. TRẠNG TỪDAY 23. CÁC COLLOCATION CỦA TRẠNG TỪDAY 25. CÁC COLLOCATION CỦA ĐỘNG TỪDAY 26. CÁC CỤM ĐỘNG TỪ VÀ GIỚI TỪDAY 27. LIÊN TỪ (1)DAY 28. LIÊN TỪ (2)DAY 29. GIỚI TỪDAY 30. TESTKEY ANSWERLời kết:
Trên đây cô đã tổng hợp đầy đủ các chủ điểm ngữ pháp mà bạn có thể gặp phải trong bài thi TOEIC. Bên cạnh việc ôn luyện ngữ pháp, các bạn cần dành nhiều thời gian để bổ sung vốn từ vựng để chinh phục thành công cả 7 Part của đề thi TOEIC nhé.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây, các bạn sẽ làm tốt bài thi của mình. Nếu có bất kì thắc mắc nào, các em có thể để lại COMMENT bên dưới để cô hỗ trợ nhé! ^^
Xin chào, chúng tôi là Riiid TUTOR! Trong bài thi TOEIC, phần ngữ pháp thường xuất hiện ở Part 5 và Part 6. Các dạng thường gặp ở Part 5 là điền vào chỗ trống trong một câu, còn ở Part 6 là điền vào chỗ trống trong một đoạn văn dài. Tuy những câu này sẽ không trực tiếp hỏi về cấu trúc ngữ pháp, nhưng bạn vẫn cần nắm vững ngữ pháp để có thể chọn được đáp án chính xác. Vì vậy việc học ngữ pháp là rất cần thiết khi chuẩn bị cho kỳ thi TOEIC.
Mặc dù đang chuẩn bị thi TOEIC nhưng bạn vẫn chưa biết nên bắt đầu học ngữ pháp từ đâu và như thế nào đúng không? Nếu bạn quyết tâm củng cố ngữ pháp TOEIC cơ bản thì nên bắt đầu từ việc học khái niệm các từ loại và cấu trúc câu. Hôm nay tôi sẽ giải thích cho bạn 2 khái niệm này. Cùng học ngữ pháp TOEIC cơ bản với Riiid TUTOR nhé.
Bước đầu tiên để học ngữ pháp TOEIC cơ bản! 8 từ loại trong tiếng Anh là gì?
Từ loại là đơn vị từ cơ bản nhất để tạo thành câu. Trong tiếng Anh, có tất cả 8 từ loại. Bây giờ hãy cùng tìm hiểu từng từ loại nhé.

Từ loại đầu tiên là danh từ. Danh từ là những từ chỉ tên của người hoặc sự vật. Các ví dụ về danh từ là: John, book, desk…
Ngoài ra, tiếng Anh thường không hay lặp từ, vì vậy khi muốn nhắc lại một danh từ nào đó trong khi viết, bạn nên sử dụng một từ loại khác thay thế cho nó. Đó chính là đại từ, từ loại thứ 2 trong tiếng Anh. Đại từ là những từ có thể thay thế cho danh từ. Chẳng hạn như trong câu sau: “John is reading a book. John thinks the book is interesting.”, từ “John” và “book” được lặp lại nhiều lần. Để tránh lặp từ như vậy, bạn có thể sử dụng đại từ “he” và “it” để thay thế. Khi đó câu mới sẽ là: “John is reading a book. He thinks it‘s interesting.”

Từ loại tiếp theo là động từ. Khi học ngữ pháp TOEIC cơ bản, đây có lẽ là từ loại phức tạp nhất. Động từ là những từ mô tả hành động, ví dụ như: walk (đi bộ), have (có), go (đi)… Trong tiếng Anh có 2 kiểu câu là: câu mô tả hành động của chủ ngữ (danh từ, đại từ…) và câu mô tả trạng thái của chủ ngữ. Động từ đại diện cho hành động của chủ thể trong câu, do đó có vai trò quyết định trong việc hình thành kiểu câu.
Vậy nếu động từ mô tả hành động, thì từ loại nào sẽ mô tả trạng thái của danh từ? Đó chính là tính từ. Các ví dụ về tính từ trong tiếng Anh là: excellent (xuất sắc), possible (có thể xảy ra)…
Nhưng tính từ chỉ bổ nghĩa cho danh từ thôi. Vậy từ loại nào sẽ bổ nghĩa cho động từ và các từ loại khác? Câu trả lời chính là: trạng từ. Trạng từ có thể bổ nghĩa cho động từ, tính từ, các trạng từ khác, và thậm chí là toàn bộ câu. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng trạng từ không thể bổ nghĩa cho danh từ!

Giới từ đứng trước danh từ hoặc đại từ để chỉ mối quan hệ của chúng với các danh từ hoặc đại từ khác. Giới từ có thể chỉ mối quan hệ về vị trí, thời gian, nơi chốn, sự sở hữu… giữa các danh từ (đại từ). Ví dụ về giới từ là: in (bên trong), on (bên trên)…
Nếu giới từ chỉ mối quan hệ giữa các danh từ (đại từ), thì liên từ lại là từ kết nối chúng. Trong câu sau: “I ate a chocolate and a cake last night”, liên từ “and” đã kết nối danh từ “a chocolate” với danh từ “a cake”. Liên từ cũng có thể kết nối các mệnh đề (các câu) với nhau.
Từ loại cuối cùng trong ngữ pháp TOEIC cơ bản chính là thán từ. Cụm từ mà chúng ta đều đã từng nghe, “Oh my god!”, chính là một thán từ. Đây là thán từ miêu tả cảm xúc bất ngờ, hạnh phúc… đúng không nào?
Bây giờ bạn đã phân biệt được 8 từ loại trong tiếng Anh chưa? Tuy nhiên, nếu chỉ ghép các từ loại một cách ngẫu nhiên thì không thể tạo thành câu. Chúng ta cần phải sắp xếp mỗi từ loại vào một số vị trí nhất định để tạo nên một câu hoàn chỉnh về mặt cấu trúc ngữ pháp. Có 4 vị trí quan trọng trong câu: Chủ ngữ (S), Động từ (V), Tân ngữ (O) và Bổ ngữ (C). Để biết cách sắp xếp vị trí các thành phần của câu, hãy cùng tìm hiểu 5 loại câu trong tiếng Anh nhé.
Ngữ Pháp TOEIC Cơ Bản – 5 Loại Câu Trong Tiếng Anh
Đầu tiên, Loại 1 là loại câu cơ bản nhất, chỉ bao gồm chủ ngữ và động từ, ví dụ như câu “He arrived”. Vì không có thành phần khác ngoài chủ ngữ và động từ, nên động từ trong câu Loại 1 phải là nội động từ (không cần đi kèm với tân ngữ).
Loại 2 là cấu trúc câu bao gồm chủ ngữ, động từ và bổ ngữ. Bổ ngữ có thể là một từ hoặc một cụm từ, và có thể là danh từ hoặc tính từ. Khi bổ ngữ là danh từ, ta có thể hiểu rằng đối tượng ở chủ ngữ và bổ ngữ tương đương nhau. Khi bổ ngữ là tính từ thì đây là câu miêu tả trạng thái/tính chất của chủ ngữ. Ví dụ như trong câu “He is a student”, danh từ “a student” đứng ở vị trí bổ ngữ, vì vậy nó tương đương với đối tượng ở chủ ngữ “he”, tức là “he” (anh ấy) = “a student” (một sinh viên). Trong câu “He is kind” (Anh ấy tử tế), tính từ “kind” đứng ở vị trí bổ ngữ. Như vậy, tính từ “kind” (tử tế) là bổ ngữ miêu tả tính cách của chủ ngữ “he” (anh ấy).
Tiếp theo, Loại 3 là loại câu thông dụng nhất, bao gồm chủ ngữ, động từ và tân ngữ. Đây là cấu trúc câu thường thấy nhất trong các bài thi TOEIC. Vị trí tân ngữ là một danh từ – đối tượng của động từ trong câu. Giống như trong câu “I like dogs”, sau một ngoại động từ như “like” (thích) luôn phải có tân ngữ, chính là đối tượng cho hành động này.

Sau khi thêm một tân ngữ nữa vào câu Loại 3 (Chủ ngữ + Động từ + Tân ngữ) thì ta được câu Loại 4. Hai tân ngữ này lần lượt được gọi là Tân ngữ gián tiếp và Tân ngữ trực tiếp. Ví dụ như với động từ “give” (tặng), bạn cần phải biết các đối tượng sau: ai là người tặng (chủ ngữ), tặng cái gì (tân ngữ trực tiếp) và tặng cho ai (tân ngữ gián tiếp). Đó là lý do vì sao cần có 2 tân ngữ trong câu này. Trong tiếng Việt, vị trí của 2 tân ngữ có thể được hoán đổi. Tuy nhiên trong tiếng Anh, tân ngữ trực tiếp (đối tượng trực tiếp của hành động) sẽ phải đứng sau tân ngữ gián tiếp. Hãy ghi nhớ điều này!
Cuối cùng là câu Loại 5. Đây là cấu trúc có được sau khi thêm một bổ ngữ vào câu Loại 3 (Chủ ngữ + Động từ + Tân ngữ). Hãy nhớ lại, bổ ngữ xuất hiện trong câu Loại 2 đúng không nào? Bổ ngữ trong câu Loại 2 bổ sung ý nghĩa cho chủ ngữ, còn bổ ngữ trong câu Loại 5 lại bổ sung ý nghĩa cho tân ngữ. Vì vậy, ta gọi bổ ngữ trong câu Loại 5 là bổ ngữ tân ngữ. Hãy nhìn vào ví dụ sau: “People call him John”. Bổ ngữ “John” ở cuối câu không bổ sung ý nghĩa cho chủ ngữ “people” (mọi người), mà bổ sung ý nghĩa cho tân ngữ “him” (anh ấy), tức là “him” (anh ấy) = “John”.
Áp Dụng 8 Từ Loại Vào 5 Loại Câu Để Giải Các Câu Hỏi TOEICBây giờ, hãy vận dụng kiến thức về 8 từ loại và 5 loại câu trong ngữ pháp TOEIC cơ bản mà chúng ta vừa học vào bài tập nhé.
Câu hỏi 1 như sau.

Question 1.
All of the bicycles at Velosport Cycles are available in aluminum ——- titanium frames.
(A) like
(B) or
(C) so
(D) then
Bạn đã giải được chưa? Sau đây là đáp án câu hỏi 1.

Đáp án đúng là (B) or. Câu hỏi này yêu cầu bạn phải tìm liên từ thích hợp để điền vào chỗ trống. Bạn có thấy 2 loại chất liệu làm khung xe đạp là aluminum (nhôm) và titanium (titan) ở phía trước và phía sau chỗ trống không? Do vậy, chỗ trống chính là một liên từ kết nối 2 vế tương đương này. Trong 4 đáp án chỉ có (B) or – và (C) so – là liên từ. Về mặt ngữ nghĩa, chỉ có đáp án (B) là phù hợp để điền vào chỗ trống. Nếu nắm vững khái niệm của 8 từ loại trong tiếng Anh mà chúng ta vừa tìm hiểu thì bạn sẽ rất dễ dàng chọn được đáp án đúng.
Cùng giải một câu nữa nhé. Câu hỏi 2 như sau.

Question 2.
The proposal includes ——- of a new factory.
(A) construct
(B) constructive
(C) construction
(D) constructively
Sau khi giải xong thì cùng kiểm tra đáp án nhé.

Đáp án đúng là (C). Câu hỏi yêu cầu bạn chọn từ loại phù hợp để điền vào chỗ trống. Đây là câu Loại 3 với cấu trúc: Chủ ngữ (The proposal) + Động từ (includes) + Tân ngữ (______ of a new factory). Cụm từ từ chỗ trống tới cuối câu là tân ngữ của câu, vì vậy cần điền một danh từ vào chỗ trống. Trong các đáp án, chỉ có (C) construction là danh từ, vì vậy đây là đáp án đúng. Các đáp án sai là: (A) construct (xây dựng) – động từ, (B) constructive (mang tính xây dựng) – tính từ, và (D) constructively (mang tính xây dựng) – trạng từ, bởi vì chúng không phù hợp ở vị trí tân ngữ.
Thế nào rồi? Sau khi áp dụng vào các câu hỏi TOEIC, có lẽ bạn sẽ ghi nhớ các kiến thức về 8 từ loại và 5 loại câu trong tiếng Anh lâu hơn. Hãy cùng học ngữ pháp TOEIC cơ bản để chinh phục được điểm số TOEIC mục tiêu nhé.
Riiid TUTOR là giải pháp TOEIC hiệu quả dựa trên nền tảng công nghệ AI, giúp bạn tăng điểm TOEIC.
Hãy cùng xem những đề thi TOEIC phản ánh xu hướng ra đề gần đây, những bài giảng TOEIC online miễn phí, và cả phương pháp học TOEIC phù hợp với bạn nhất trên ứng dụng Riiid TUTOR!