PHIÊN ÂM TIẾNG NHẬT CHÍNH XÁC NHẤT, DỊCH PHIÊN ÂM TIẾNG NHẬT

Ngôn ngữ Tiếng Việt
*
English
*
Japan
*
Giới thiệu
Xuất khẩu lao động
Nhật Bản
HỌC TIẾNG NHẬTTuyển dụng
Văn bản
Tin Tức

Tìm kiếm

Tất cả
*

*


Khi đi XKLĐ hay du học Nhật Bản việc có cho mình 1 tên tiếng Nhật chuẩn là cực kì cần thiết bởi tên này bạn sẽ dùng cho mọi văn bản khi làm việc và học tập tại Nhật Bản.

Bạn đang xem: Phiên âm tiếng nhật


Đó là lý do tại sao bạn nên đọc bài viết này để có thể chuyển tên tiếng Việt của mình sang tên tiếng Nhật chuẩn nhất! 

NỘI DUNG BÀI VIẾT1. Tại sao cần chuyển tên tiếng Việt sang tiếng Nhật2. Chuyển tên tiếng Việt sang tiếng Nhật theo chữ Katakana3. Chuyển tên tiếng Việt sang tiếng Nhật theo chữ Kanji4. Các công cụ hỗ trợ tìm tên tiếng Nhật5. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm một số tên tiếng Nhật dịch sang tiếng Việt
Điểm chung giữa ngôn ngữ Nhật và ngôn ngữ Việt là đều có mượn từ Hán để dùng nên việc chuyển tên tiếng Việt sang tiếng Nhật là điều không khó. Khi bạn làm hồ sơ du học, xuất khẩu lao động hay kỹ sư thì việc chuyển đổi tên từ tiếng Việt sang tiếng Nhật là rất cần thiết.

2. Chuyển tên tiếng Việt sang tiếng Nhật theo chữ Katakana

カタカナ(Katakana) cũng được sử dụng để phiên âm tên người ngoại quốc. Tùy thuộc vào cách đọc và cách nghĩ của mỗi người mà có những cách chuyển đổi tên tiếng Việt sang tiếng Nhật khác nhau. Hầu hết các thực tập sinh, du học sinh tại Nhật Bản thường dùng tên tiếng Katakana khi dịch tên của mình sang tiếng Nhật. 
Ví dụ: Bạn tên Khánh thì bạn có thể chuyển tên mình thành “カィン” hoặc “カン”tùy vào cách đọc của mỗi bạn.
Tên trong tiếng Nhật của Sơn Tùng là gì? 
b hoặc v
c hoặc k
d hoặc đ
g
h
m
n
Phファ
qu
r hoặc l
s hoặc x
t
y
Đối với phụ âm đứng cuối bạn dịch ở hàng tương ứng

MỘT SỐ HỌ ĐƯỢC DỊCH TỪ TIẾNG VIỆT SANG TIẾNG NHẬT 

MỘT SỐ TÊN ĐƯỢC DỊCH TỪ TIẾNG VIỆT SANG TIẾNG NHẬT 

BùiブイAnアン
CaoカオÁnhアイン
ChâuチャウAnh Tuấnアイン・トゥアン
ĐặngダンBắcバック
ĐỗドーBạchバック
ĐoànドアンChâuチャウ
DươngヅオンCúcクック
HoàngホアンCườngクオン
HuỳnhフインĐằngダン
レーĐàoダオ
LươngルオンĐạtダット
LưuリュDiệpヅイエップ
MạcマッカĐìnhディン
MaiマイDoanhズアイン
NguyễnグエンĐứcドゥック
ÔngオンDungズン
PhạmファムDũngズン
PhanファンDuyズイ
TạターGấmガンム
TháiタイGiangザン
Trầnチャンハー
ボーHảiハイ
ブーHằngハン
  Hạnhギー
  Hàoハオ
  Hậuハウ
  Hiếnヒエン
  Hiềnヒエン
  Hiếuヒエウ
  Hoaホア
  Hoàngホアン
  Hồng ホン
  Hồng Nhungホン・ニュン
  Huânフアン
  Huệフェ
  Hùngフン
  Hưngフン
  Huyフイ
  Huyềnフエン
  Khoaコア
  Lâmラム
  Lanラン
  Liênレイン
  Lộcロック
  Lợiロイ
  Longロン
  Lựcルック
  Lyリー
  Maiマイ
  Mai Chiマイ・チ
  Mạnhマン
  Minhミン
  Namナム
  Nghiギー
  Ngôズイ
  Ngọcゴック
  Ngọc Trâmゴック・チャム
  Nguyênグエン
  Nhật ニャット
  Nhiニー
  Nhưヌー
  Ninhニン
  Oanhオアン
  Phấnファン
  Phongフォン
  Phúフー
  Phùngフォン
  Phụngフーン
  Phươngフォン
  Phượngフォン
  Quếクエ
  Quyênクエン
  Sơn ソン
  Sươngスオン
  Tâmタム
  Tânタン
  Thắmターム
  Thànhタン
  Thuグエン
  Trinhチン
  Trungチュン
  Trườngチュオン
  トゥー
  Tuấnトゥアン
  Tuấn Anhトゥアン・アイン
  Tuyếnトウェン
  Tuyếtトウエット
  Uyênウエン
  Việtベト
  
  Vyビー
  Xuânスアン
  Ýイー
  Yếnイエン

(Ngoài ra còn rất rất nhiều cái tên khác nữa, trên đây Chúng tôi liệt kê 1 vài họ, tên thông dụng nhất. Bạn nào chưa có tên mình ở trên thì cmt dưới bài viết nhé!).Cách viết tên bằng tiếng Nhật rất đơn giản, bạn chỉ cần ghép những từ tên mình vào với nhau. Ví dụ tên mình là Nguyễn Thị Hồng Nhung, mình sẽ tìm và có cái tên sau:Nguyễn Thị Hồng Nhung -> グエン・ティ・ホン・ニュンVí dụ: Châu Quế Nghi チャウ クエ ギーNguyễn Yến Thanh グエン イエン タインNguyễn Đức Vinh: グエンドックビンĐỗ Mai Trâm ドー マイ チャムPhan Thị Thanh Thúy ファン ティ タイン トウイLê thị Thu Uyên: ホアン ガー れ テイ トゥ ウエン

Cách viết tên tiếng Nhật của ca sĩ Miu lê là ミウ. レ 

Thông thường khi đi XKLĐ, Du học Nhật Bản các giấy tờ cá nhân tên tiếng Nhật chủ yếu được dịch sang chữ Katakana nhé!

Cách phát âm tiếng Nhật
Nếu các bạn bắt đầu học tiếng Nhật, chắc chắn bạn sẽ học bảng chữ cái Hiragana đầu tiên, mà bắt đầu là “a i u e o”, sau đó sẽ là “ka ki ku ke ko”. Hôm nay tôi sẽ bàn với các bạn về phát âm tiếng Nhật. Tất nhiên là để phát âm chuẩn nhất thì bạn vẫn nên nghe người Nhật phát âm chuẩn để học, ở đây tôi chỉ nêu nguyên lý về phát âm tiếng Nhật mà thôi.

Các bạn cũng nên tham khảo bài “Thanh điệu tiếng Nhật” để hiểu thanh điệu, nhịp điệu, cách phát âm âm dài và âm ngắn trong tiếng Nhật.

⇒ Cách phát âm つ (TSU)

Giới thiệu sơ lược các âm tiếng Nhật
Các âm tiếng Nhật gồm các hàng sau: Hàng “A” (gồm: A, I, U, E, O), hàng “KA”, hàng “SA”, hàng “TA”, hàng “NA”, hàng “HA”, hàng “MA” (mọi người vẫn nhớ theo dạng: Khi Sai Ta Nên Hỏi Mẹ), tiếp theo là hàng “RA”, hàng “W” (gồm WA và WO), hàng “YA YU YO”.

Ngoài ra là các âm đục:Hàng “GA” là âm đục của hàng “KA”Hàng “ZA” là âm đục của hàng “SA”Hàng “DA” là âm đục của hàng “TA”Hàng “BA” là âm đục của hàng “HA”Hàng “PA” là từ hàng “HA”Âm đục thì thường viết giống âm thanh kèm thêm dấu nháy, ví dụ: か => が, riêng hàng “PA” thì là dấu tròn: ぱ.Từ khóa: Âm đục = 濁音 daku-on (kanji: đục âm), Âm trong = 清音 sei-on (kanji: thanh âm)


*
*

Phiên âm tiếng nhật cơ bản


Tiếp theo là các âm ghép: Các bạn có thể xem bảng.

Phát âm và cách ghi romaji“A I U E O” (あいうえお) là câu đầu tiên mà học sinh Nhật phải “ê a” khi vào lớp một.A: Giống “A” tiếng Việt
I: Giống “I” tiếng Việt
U: Giống “Ư” tiếng Việt. Chú ý là không giống “U” trong tiếng Việt nhé.E: Giống “Ê” tiếng Việt. Chú ý là không phải là “E” tiếng Việt.O: Giống “Ô” tiếng Việt. Không giống “O” tiếng Việt.Nhưng khi đọc cả cụm “あいうえお” thì do tiếng Nhật có thanh điệu nên không đọc là “a i ư ê ô” mà sẽ đọc là “à i ư ề ộ” nhé. Tương tự vậy, hàng KA “かきくけこ” sẽ đọc là “cà ki cư kề cộ” trong tiếng Việt. Nhớ là phát âm nhẹ nhàng thôi (giọng thành phố nhẹ nhàng là ổn).Đó là phát âm nguyên âm, còn dưới đây là phát âm phụ âm:Hàng “ka” (かきくけこ): Phát âm như “ca ki cư kê cô” tiếng Việt.Hàng “sa” (さしすせそ): Như “sa shi sư sê sô”. Riêng “shi し” bạn không phát âm như “si” của tiếng Việt (chỉ có đầu lưỡi chạm kẽ hai hàm răng) mà phải phát âm nhiều âm gió là “shi” (áp cả lưỡi lên thành trên của miệng để tạo khe hẹp nhằm tạo ra âm gió). Tóm lại hàng này có âm “shi” là bạn phải chú ý phát âm sao cho nhiều âm gió nhất có thể. Bạn cứ tưởng tượng như phát âm “ch’si” vậy.Hàng “ta” (たちつてと = ta chi tsu te to): “ta te to” thì phát âm như “TA TÊ TÔ” tiếng Việt. “chi” thì như “CHI”. Riêng “tsu” thì phát âm gần như “chư” tiếng Việt nhưng hơi khác chút: Trong khi “chư” phát âm sẽ áp lưỡi lên thành trên miệng thì “tsu” chỉ chạm đầu lưỡi vào kẽ hai hàm răng để tạo âm gió ngắn và dứt khoát. Có thể tưởng tượng giống như khi phát âm “ch’xư” trong tiếng Việt vậy. Các âm “TA TE TO” thì một số người Nhật sẽ phát âm thành lai giữa “TA” với “THA”. Bạn nên phát âm “TA” rõ ràng dứt khoát hơn trong tiếng Việt bằng cách đặt đầu lưỡi vào kẽ hai hàm răng và phát âm dứt khoát.Hàng “na” (なにぬねの): Không có gì đặc biệt, phát âm là “na ni nư nê nô”.Hàng “ma” (まみむめも): Cũng không có gì đặc biệt => “ma mi mư mê mô”.Hàng “ra” (らりるれろ): Phát âm như “ra ri rư rê rô” nhưng nhẹ nhàng hơn, giống như lai giữa “ra” và “la” vậy. Nếu bạn phát âm “ra” theo kiểu tiếng Việt thì người Nhật nghe sẽ không hiểu. Còn nếu bạn phát âm là “la” thì người Nhật luôn hiểu. Bạn phải học cách phát âm nhẹ nhàng lai giữa “ra” và “la”. Các ca sỹ Nhật Bản khi hát sẽ phát âm là “la” cho điệu đàng.Hàng “wa wo” (わを): Phát âm như “OA” và “Ô”. Mặc dù “wo を” phát âm giống “o お” nhưng khi viết romaji vẫn viết là “wo” (không phát âm là “ua” đâu nhé).Hàng “ya yu yo”: Phát âm là “ya” (ia), “yu” (iu), “yô” (iô). Chú ý là phát âm “y” rõ và liền với âm sau chứ không phát âm thành “da”, “du”, “dô” hay “gia”, “giu”, “giô” nhé. Nếu bạn phát âm như vậy người Nhật sẽ nghe nhầm thành ざ, じゃ, v.v…. => Nên phát âm rõ ràng không nên cẩu thả.

Các âm đục
Hàng “ga” (がぎぐげご): Như “ga ghi gư gê gô” tuy nhiên một số người già sẽ phát âm lai sang “ng” thành ra “nga nghi ngư nghê ngô” => Nên phát âm là “ga ghi gư gê gô” cho nó mạnh mẽ! (Người già thường phát âm yếu và nhẹ nhàng nên nghe ra lai giữa “ga” và “nga”)Hàng “za” (ざじずぜぞ): Như “za ji zư zê zô”, “ji” phát âm với âm gió (không phải “di” Việt Nam mà áp lưỡi lên thành trên của miệng để tạo âm gió). じ và ぢ (hàng “đa”) phát âm giống nhau. ず và づ phát âm giống nhau.Hàng “đa” (だぢづでど): Giống “đa, ji, zư, đê, đô” (“ji” phát âm có âm gió). Để gõ ぢづ bạn gõ “di”, “du”. Nhiều khi bạn nghe người ta nói “ĐA” lại ra “TA” đó, hay mình nói với người Nhật là “Đa” họ lại nghe ra “Ta” vì tiếng Nhật hai âm này khá gần nhau.Hàng “ba” (ばびぶべぼ): Giống “ba bi bư bê bô”Hàng “pa” (ぱぴぷぺぽ): Giống “pa pi pư pê pô”

Phát âm trợ từ
Trợ từ は (đứng sau chủ đề và trước hành động) và へ (đi tới đâu, tới đâu) sẽ không phát âm là “ha” và “hê” như thông thường mà sẽ là “wa” (đọc: OA) và “e” (đọc: Ê) giống như わ và え.Trợ từ を (đứng sau để chỉ đối tượng bị tác động) dù viết romaji là “wo” nhưng không đọc “ua” mà đọc là “Ô” giống như お.Ví dụ chữ “Xin chào” Konnichiwa thực ra phải viết là 今日は (こんにちは) chứ không phải là こんにちわ như nhiều người Nhật vẫn viết sai (tất nhiên viết sai là わ thì bạn sẽ không chuyển được thành kanji!). Chào buổi tối “Kombanwa” cũng vậy, phải là こんばんは chứ không phải こんばんわ.

Xem thêm: Cách chữa ung thư thực quản mà bạn cần hiểu rõ, điều trị ung thư thực quản

母は花を買った(ははははなをかった) => Ha-ha oa ha-na ô cát ta.

Các âm ghép
Các âm ghép dưới đây:きゃ kya きゅ kyu きょ kyoにゃ nya にゅ nyu にょ nyoひゃ hya ひゅ hyu ひょ hyoみゃ mya みゅ myu みょ myoりゃ rya りゅ ryu りょ ryo
Và các âm đục:ぎゃ gya ぎゅ gyu ぎょ gyoびゃ bya びゅ byu びょ byoぴゃ pya ぴゅ pyu ぴょ pyothì đọc đúng như cách ký âm romaji. Ví dụ “myo” đọc là “myô” hay “miô” như tiếng Việt nhưng liền với nhau.

Các âm gió dưới đây thì sẽ đọc hơi khác:しゃ sha しゅ shu しょ sho: Đọc như “sha”, “shu” (không phải “shư” nhé), “shô” có âm gió, tức là áp lưỡi lên thành trên của miệng để đọc âm lai giữa (sha + shi’a)/2, (shu + shi’u)/2, (shô + shi’ô)/2.ちゃ cha ちゅ chu ちょ cho: Đọc như “cha”, “chu”, “chô” nhưng với âm gió như trên.Âm đục:じゃ ja じゅ ju じょ jo: Đọc như “ja” (gia), “ju” (giu), “jô” (giô) nhưng với âm gió như trên, ví dụ “jô” sẽ đọc lai giữa “giô” + “gi’ô”.ぢゃ (ja) ぢゅ (ju) ぢょ (jo): Không dùng mấy, thường dùng “じゃ ja じゅ ju じょ jo” thay thế và cách đọc cũng giống.Các âm gió này cũng có thể viết theo dạng:ja => zya, cha => cya, sha => sya, ju = zyu, v.v…nhưng mình không khuyến khích cách viết và cách gõ này lắm vì không phản ánh chính xác cach đọc.

Cách đọc âm “n”Âm “n” (ん) đứng cuối âm khác để tạo thành âm “n”, ví dụ たん => “tan”. Đọc giống như âm “n” của tiếng Việt. Tuy nhiên, nếu đứng trước âm tiếp theo là hàng “M”, “B”, hay “P” thì phải đọc thành “M” dù vẫn viết là “ん”.Ví dụ:さんま sanma (cá thu đao) => Không đọc “san ma” mà là “sam ma”, khi viết cũng nên viết thành “samma” cho đúng cách đọc日本橋 nihonbashi (cầu Nhật Bản) => Đọc là “ni hôm bà shi” thay vì “ni hôn bà shi”; Khi viết romaji nên viết là “nihombashi”散歩 sanpo (tản bộ, đi dạo) => Đọc là “sam pô”, viết romaji nên viết là “sampo”Nếu âm “ん” đứng riêng và đọc như đọc một chữ cái thì đọc là “un” hay tiếng Việt là “ưn/ưng”. Thường các ca sỹ khi hát thì sẽ đọc rõ từng chữ cái, ví dụ “たん” (tan) sẽ hát thành “ta ưn”. Để gõ “ん” thì bạn gõ 2 lần chữ “n”, tức là “n + n”. Hoặc bạn gõ “n” rồi gõ tiếp phụ âm tiếp theo nó sẽ tự thành “ん”.

Cách đọc âm lặp (“tsu” nhỏ)Âm lặp là sự lặp lại phụ âm tiếp theo chữ “tsu” nhỏ (“tsu” nhỏ dùng để ký hiệu âm lặp).“tsu” nhỏ: っ; “tsu” bình thường: つVí dụ: 切手 = きって = kitte = con tem; để viết âm lặp này chỉ cần gõ 2 lần phụ âm tiếp theo, ví dụ “kitte” sẽ gõ là “K + I + T + T+ E”, “発生 = はっせい = hassei” sẽ gõ là “h a s s e i”.Âm lặp này bạn phải ngắt ở vị trí của “tsu” nhỏ, nó giống như khoảng lặng của dấu nặng trong tiếng Việt vậy. Do đó ví dụ về cách phát âm là như sau:切手 = きって = kitte (Tem): Phát âm là “kịt tê” thay vì “kít tê” nếu không người Nhật sẽ không hiểu発生 = はっせい = hassei (Phát sinh): Phát âm là “hạt sê” thay vì “hát sê”日光 = にっこう = nikkou (Nhật Quang): Phát âm “nịch cô” thay vì “ních cô”=> Mấu chốt: Khoảng lặng giống dấu nặng tiếng Việt.Ghi chú: Nếu phát âm “kít tê” hay “hát sê” thì có thể người Nhật sẽ nghe nhầm thành “きて” hay “はせい”.

Cách đọc âm dài – âm ngắnÂm ngắn “~e” có âm dài là “~ei”, ví dụ せ => せい.Âm ngắn “~o” có âm dài là “~ou”, ví dụ ちょ => ちょう, そ => そう.Cách đọc:Mặc dù viết “~ei” nhưng đọc là “~ê” thay vì “ê-i” hay “ây”.Dù viết “~ou” nhưng đọc là “~ô” thay vì “ô-ư”.Ví dụ 先生 = せんせい = sensei đọc là “sen sê” (chứ không phải “sen sây”).延長 = えんちょう = enchou (kéo dài) đọc là “en chồ” chứ không phải “en châu”.Hay chữ cái tiếng Anh “A” nếu bạn đọc là “ây” như tiếng Việt thì người Nhật sẽ nghe ra là “I” (ai). Bạn phải đọc là “ê”.Phát âm có trọng âm:Âm dài và âm ngắn nếu đi với nhau sẽ phải nói có trọng âm để phân biệt. Bạn nên tham khảo bài “Thanh điệu tiếng Nhật” để rõ hơn, ở đây tôi nêu vài quy tắc:住所 = じゅうしょ = juusho (địa chỉ, kanji: trụ sở): Âm dài “juu” đi với âm ngắn “sho” đọc như là “JÚ shồ” với trọng âm ở “JU”.授業 = じゅぎょう = jugyou (tiết học, kanji: thụ nghiệp): Âm ngắn “ju” đi với âm dài “gyou” đọc như là “jụ gyô” với âm “ju” như có dấu nặng tiếng Việt (“jụ gyô” hay “jù gyô”).ラーメン = raamen (mỳ Nhật, mỳ ramen): Âm “raa” dài nên đọc là “RÁ mèn” với trọng âm ở “raa”.

Một số cách đọc: hito, gakusei
Nhiều người đọc “hito” (人 = người) thành “khi tô” thay vì “hi tô”, đọc “gakusei (学生 = がくせい = học sinh)” thành “gạc sê” thay vì “ga cư sê”. Thực tế đây là các cách đọc đã thông dụng (“khi tô” và “gạc sê”) nên nếu chúng ta đọc khác đi thì sẽ ít người hiểu.Hay là “Takahashi-san desu ka” thì đọc là “Ta-ca-hà-shi-sàn đẹtx ca/ (lên giọng)”, tức là không đọc rõ âm “su” nhé (tất nhiên là một số người già và một số vùng đọc nặng có thể sẽ đọc rõ “xư”). Nghĩa là người Nhật đọc nhiều khi cũng không hẳn như chữ Việt mà bạn chỉ cần nghe và bắt chước.Nhiều người đọc không rõ ràng cũng đọc âm “tsu” (ch’ư) thành âm “su” (xư) ví dụ như 理屈 = りくつ = rikutsu (lý luận) thành “ri-kư xư” thay vì đúng là “ri-kư ch’ư”.

DỊCH THUẬT ASEAN GIỚI THIỆU TỚI CÁC BẠN PHƯƠNG PHÁP PHIÊN ÂM TIẾNG NHẬT CÁC BẠN QUAN SÁT VÀ LUYỆN TẬP HÀNG NGÀY CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.