Sức Khỏe - Cháu tôi bị bệnh động kinh. Bác sĩ cho cháu dùng thuốc valproat. Trong thời gian uống thuốc này thấy cháu béo lên. Xin hỏi bác sĩ cháu bị tăng cân có phải do uống thuốc không? Điều này có nguy hiểm không và có cách nào để khắ phục? Nguyễn Thị Lệ (Quảng Ninh)
Valproat natri là thuốc chống động kinh có tác dụng trên nhiều loại cơn động kinh như động kinh toàn thể (cơn lớn, cơn bé), động kinh cục bộ, rối loạn lưỡng cực, đau đầu do chấn thương sọ não...Thuốc được sử dụng rộng rãi cho nhiều đối tượng bệnh nhân, từ trẻ sơ sinh đến người già. Tuy thuốc có nhiều ưu điểm như sử dụng dễ dàng, có nhiều dạng thuốc (viên nén, siro, ống tiêm)... nhưng một trong những nhược điểm của thuốc là gây tăng cân. Tác dụng gây tăng cân không quá nhanh và nhiều như thuốc an thần olanzapin, nhưng tác dụng gây tăng cân là khá ổn định, nghĩa là bệnh nhân mỗi tháng tăng cân một ít, kéo dài hết tháng này sang tháng khác.

Thuốc chống động kinh có thể gây tăng cân cho người sử dụng.Nguyên nhân gây tăng cân của valproat là hiện tượng tăng đồng hóa của thuốc. Thức ăn sẽ được chuyển hóa thành mỡ nhiều hơn và được tích dưới da, chủ yếu là ở bụng, khiến bệnh nhân bụng cứ to dần và phệ ra. Kết quả là bệnh nhân sẽ béo dần lên và sau một thời gian, trông khá "tròn trịa".Thật ra, không phải cứ ai uống thuốc này cũng đều bị tăng cân. Số người tăng cân đáng kể chỉ là thiểu số. Kể cả với những người đã tăng cân thì vẫn có thể khắc phục bằng các biện pháp sau đây:-Hạn chế ăn, đặc biệt là chất bột đường (gạo, bánh mì, bún, miến, kẹo...). Những thứ này khi vào cơ thể sẽ dễ dàng được chuyển hóa thành mỡ. Bù lại, nên ăn nhiều rau, chất xơ (củ cải, su hào, bắp cải...) những thứ này khó tiêu, ít năng lượng.- Chịu khó vận động nhiều để tiêu hao bớt năng lượng thừa.- Nếu tất cả các biện pháp trên vẫn không mang lại kết quả như mong muốn, bạn nên trao đổi với bác sĩ điều trị để được thay thuốc chữa động kinh phù hợp hơn với bạn!
Xem thêm: Bộ đề thi topj tiếng nhật - bộ đề thi thử topj năm 2022
Sức Khỏe - Vắc xin là những chế phẩm có tính kháng nguyên để tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động cho cơ thể người được sử dụng nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với một tác nhân gây bệnh cụ thể. Có thể hiểu rằng vắc xin là những loại thuốc đặc biệt, có quy chế bảo quản, sử dụng riêng cho từng loại.
Vắc xin là chế phẩm thường được dùng cho trẻ nhỏ để bảo vệ khỏi những bệnh nguy hiểm, thường có khả năng gây tử vong. Thông qua việc kích thích sự tự vệ tự nhiên của cơ thể, vắc-xin tăng sức đề kháng của cơ thể để chống lại bệnh nhanh hơn và hiệu quả hơn. Trước khi có dịch bệnh COVID-19, việc tuyên truyền và sử dụng vắc xin trong cộng đồng đã đạt được những hiệu quả to lớn trong phòng chống các bệnh, dịch bệnh nguy hiểm.Khi đã được tiêm chủng, vắc xin giúp hệ miễn dịch tấn công các tác nhân gây bệnh hiệu quả hơn bằng cách chuẩn bị sẵn sàng cho hệ miễn dịch của cơ thể ứng phó với một số bệnh cụ thể. Từ đó, nếu virus hoặc vi khuẩn tấn công cơ thể bạn sau này, hệ miễn dịch của bạn sẽ nhận diện được và biết cách chống lại. Nếu trong cộng đồng bạn sinh sống có đủ số người được tiêm chủng một bệnh nào đó, thì cộng đồng đó có thể đạt tới mức độ miễn dịch cộng đồng.Khi cộng đồng được miễn dịch, dịch bệnh không thể dễ dàng lây lan từ người này sang người khác vì phần lớn mọi người đã được miễn dịch. Miễn dịch cộng đồng tạo ra một tầng bảo vệ chống lại bệnh cho cả những người chưa được tiêm chủng, như trẻ sơ sinh. Miễn dịch cộng đồng có thể phòng ngừa, ngăn chặn bùng phát và lây lan dịch bệnh. Bệnh ngày càng hiếm xảy ra và thậm chí có thể hoàn toàn biến mất không còn tồn tại trong cộng đồng.

Tiêm chủng giúp hình thành miễn dịch cộng đồng chống lại dịch bệnh.Vắc xin là loại thuốc rất khác biệt so với các loại thuốc chữa bệnh khác. Đối với loại thuốc chữa bệnh thông thường, người sử dụng thuốc chính là người chịu tác dụng của thuốc đó và nó ảnh hưởng đến chỉ mỗi người đó mà thôi. Còn vắc xin thì lại khác, người được tiêm vắc xin không những bảo vệ cho bản thân họ mà còn có tác dụng bảo vệ cho cả những người mà họ tiếp xúc khi đó là những bệnh lây nhiễm trong cộng đồng, nhất là những bệnh lây truyền do tiếp xúc qua không khí. Vắc xin phòng COVID-19 bảo vệ để phòng tránh bệnh cho bạn và những người mà bạn tiếp xúc trong giao tiếp hàng ngày cũng được bảo vệ. Như vậy, vắc xin không chỉ đem lại lợi ích cho người được tiêm mà cả trong cộng đồng. Nếu như mọi người được tiêm vắc xin đồng loạt với tỷ lệ 70-80% thì người dân trong cộng đồng ấy được bảo vệ. Đó là lý do tại sao mọi người nên nhanh chóng đi tiêm vắc xin trong chiến dịch tiêm chủng phòng COVID-19 ở nước ta hiện nay.Khi được tiêm vắc xin phòng COVID-19, cũng như bất cứ một loại thuốc nào, nó có thể gây ra các tác dụng không mong muốn, chẳng hạn như sốt, mệt mỏi, đau... Các triệu chứng này là bình thường và là những dấu hiệu cho thấy cơ thể đang hình thành khả năng miễn dịch chống lại virus gây bệnh COVID-19.Người dân chỉ nên đi tiêm vắc xin phòng COVID-19 ở các cơ sở y tế được phép tiêm vắc xin. Không nên hoang mang trước những thông tin không được kiểm chứng về vắc xin và cảnh giác đối với các vắc xin giả, không rõ nguồn gốc đã xuất hiện trên thị trường.
Sức Khỏe - Thanh thiếu niên bị ngưng thở khi ngủ từ khi còn nhỏ có nguy cơ cao bị tăng huyết áp. Một nghiên cứu mới cho thấy.

Tác giả nghiên cứu Julio Fernandez-Mendoza, Trung tâm Nghiên cứu và Điều trị Giấc ngủ Penn State cho biết: Nghiên cứu này cho thấy, chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ em có thể đóng vai trò như một cánh cổng dẫn đến tăng huyết áp trong tương lai. Hiện hầu hết các trường hợp ngưng thở khi ngủ không được chẩn đoán ở cả người lớn và trẻ em. Vì vậy, cần quan tâm hơn về vấn đề này. Chứng ngưng thở khi ngủ và các yếu tố nguy cơ của nó cần được tầm soát, theo dõi và điều trị sớm để ngăn ngừa bệnh tim mạch trong tương lai.Các nhà nghiên cứu đã đánh giá 421 trẻ em từ 5 đến 12 tuổi và phát hiện ra, khoảng 12% mắc chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn. Những người tham gia được đánh giá lại 8 năm sau về chứng ngưng thở khi ngủ và huyết áp cao. Kết quả cho thấy, thanh thiếu niên bị ngưng thở khi ngủ từ nhỏ có nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp cao hơn gần ba lần so với những người không bao giờ bị ngưng thở khi ngủ. Những người tham gia có chứng ngưng thở khi ngủ bắt đầu từ tuổi thanh thiếu niên có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp gần gấp đôi so với những người không bị ngưng thở khi ngủ.Theo đó, những thanh thiếu niên này thường mắc chứng tăng huyết áp tư thế đứng. Đây được coi là một yếu tố nguy cơ cao gây bệnh tim ở tuổi trưởng thành. Phát hiện này nhấn mạnh mức độ nghiêm trọng của chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ em và tầm quan trọng của việc điều trị sớm.Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn khiến người mắc ngừng thở trong thời gian ngắn và liên tục khi ngủ; thường xảy ra ở người lớn, nhưng ước tính khoảng 10% trẻ em trong độ tuổi đi học cũng có thể mắc bệnh này.

Tác giả nghiên cứu Julio Fernandez-Mendoza, Trung tâm Nghiên cứu và Điều trị Giấc ngủ Penn State cho biết: Nghiên cứu này cho thấy, chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ em có thể đóng vai trò như một cánh cổng dẫn đến tăng huyết áp trong tương lai. Hiện hầu hết các trường hợp ngưng thở khi ngủ không được chẩn đoán ở cả người lớn và trẻ em. Vì vậy, cần quan tâm hơn về vấn đề này. Chứng ngưng thở khi ngủ và các yếu tố nguy cơ của nó cần được tầm soát, theo dõi và điều trị sớm để ngăn ngừa bệnh tim mạch trong tương lai.Các nhà nghiên cứu đã đánh giá 421 trẻ em từ 5 đến 12 tuổi và phát hiện ra, khoảng 12% mắc chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn. Những người tham gia được đánh giá lại 8 năm sau về chứng ngưng thở khi ngủ và huyết áp cao. Kết quả cho thấy, thanh thiếu niên bị ngưng thở khi ngủ từ nhỏ có nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp cao hơn gần ba lần so với những người không bao giờ bị ngưng thở khi ngủ. Những người tham gia có chứng ngưng thở khi ngủ bắt đầu từ tuổi thanh thiếu niên có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp gần gấp đôi so với những người không bị ngưng thở khi ngủ.Theo đó, những thanh thiếu niên này thường mắc chứng tăng huyết áp tư thế đứng. Đây được coi là một yếu tố nguy cơ cao gây bệnh tim ở tuổi trưởng thành. Phát hiện này nhấn mạnh mức độ nghiêm trọng của chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ em và tầm quan trọng của việc điều trị sớm.Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn khiến người mắc ngừng thở trong thời gian ngắn và liên tục khi ngủ; thường xảy ra ở người lớn, nhưng ước tính khoảng 10% trẻ em trong độ tuổi đi học cũng có thể mắc bệnh này.